Hợp tác cùng phát triển

Chỉ 5 phút kiểm tra sức khoẻ tài chính để biết ngay tình hình tài chính của bạn!

Góc nhìn chuyên gia 16/11/2020    6981

Chia sẻ

Kiểm tra sức khỏe tài chính là việc cần thiết để nhận định vị thế và tình hình tài chính hiện tại của bạn đang ở mức nào, biết rõ những thiếu hụt tài chính cần bù đắp để đáp ứng mục tiêu cuộc sống và cách thức duy trì sự ổn định tài chính. Thực hiện việc đánh giá càng sớm thì sự bắt đầu củng cố “lỗ hổng”  càng sớm, tốt cho nền tảng tài chính của bạn.

Kiểm tra sức khoẻ tài chính là làm gì?

Sức khỏe tài chính là thuật ngữ mô tả tình chính, bao gồm các khía cạnh như tiền mặt tiết kiệm, thu nhập để chi trả cho các chi phí cố định, giải pháp khi về hưu, giá trị tài sản ròng cá nhân. Con số biểu thị này không cố định mà nó phụ thuộc sự biến động giá cả hàng hóa, dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất… Kết quả của việc kiểm tra sức khỏe tài chính sẽ khiến cho bạn ngỡ ngàng trước những gì mà bạn cho rằng mình đang có cuộc sống ổn định. Nhưng thật ra nền tảng tài chính hiện tại cực kỳ thiếu hụt nhiều vấn đề cần thiết cho những trường hợp rủi ro xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai. 

kiem tra suc khoe tai chinh

Nếu đã quan tâm đến mức độ khoẻ mạnh trong tài chính cá nhân, chắc hẳn bạn cũng xác định được tầm quan trọng của sự ổn định và nền tảng tài chính “khỏe”, vững chắc. Một khoản tiền mặt đủ để bạn “đối mặt” với tình huống bất ngờ tai nạn hay đau ốm mà không phải chật vật xoay sở cũng là minh chứng đơn giản cho một nền tảng tài chính đủ an toàn.

Vì sao cần kiểm tra sức khoẻ tài chính cá nhân?

Cũng giống sức khỏe của con người, cứ tin tưởng vào thể trạng của bản thân nhưng một khi kiểm tra sức khỏe thì lại phát hiện ra rất nhiều bệnh đang có dấu hiệu tiềm ẩn. Việc kiểm tra sức khỏe tài chính cũng vậy, giúp bạn phát hiện ra được những vấn đề trong tình hình tài chính của mình, những thói quen, hoạt động liên quan đến tiền bạc, tài sản của bản thân  để có một tình hình tài chính ổn định. 

vi sao can kiem tra suc khoe tai chinh

Có thể tự kiểm tra sức khỏe tài chính được không?

Để kiểm tra sức khỏe tài chính, bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi đơn giản như sau:

  • Khoản thu nhập cố định có đủ để bạn trang trải chi phí hàng tháng?
  • Khoản tiền tiết kiệm định kỳ của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập hàng tháng?
  • Các khoản chi tiêu của bạn có đúng mục đích và cần thiết?
  • Ngoài khoản tiết kiệm định kỳ, bạn có trích lập quỹ dự phòng khẩn cấp cho mình?
  • Bạn có sở hữu bảo hiểm nhân thọ cho riêng mình chưa?
  • Mục tiêu cá nhân của bạn có giá trị dài hạn hay ngắn hạn?

Làm sao duy trì sức khoẻ tài chính luôn ở tình trạng ổn định?

duy tri suc khoe tai chinh

Việc một người trẻ có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt theo kế hoạch là điều cần thiết để duy trì cuộc sống tài chính ổn định và là tiền đề tạo nền tảng tài chính vững chắc. Thiết lập chiến lược tài chính cá nhân bằng phương pháp khoa học, cụ thể là điều đầu tiên bạn phải bắt tay vào thực hiện sau khi kiểm tra sức khỏe tài chính

  • Lập ngân sách: Sử dụng phương pháp phân chia thu nhập cho các khoản chi tiêu (chi phí cố định; chi phí đi lại – giải trí; khoản tiết kiệm – đầu tư) là bạn đang tự đặt ra hạn mức chi tiêu của mình và hãy cố gắng sử dụng tiền bạc đúng theo giới hạn để đừng xảy ra tình trạng “thâm hụt” ngân sách. 
  • Nghĩ tới bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và lập ra quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.
  • Nói “Không” với các khoản tín dụng.

Ngoài ra, bạn cần tuân thủ theo kỷ luật và nguyên tắc đã đặt ra để sớm hình thói quen tốt về tiền bạc như cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm; không nôn nóng khi đầu tư chứng khoán; chi tiêu có mục đích cho những vấn đề thật sự cần thiết.

Muốn kiểm tra sức khỏe tài chính chuẩn nhất và định hướng tài chính đúng đắn, ta rất cần chuyên gia đồng hành 

Một công thức quản lý tài chính nổi tiếng của triệu phú T.Harv Eker làm thay đổi quan điểm và thúc đẩy sự nỗ lực của nhiều người. Thay vì trước đây, chúng ta thường hành động theo công thức: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi Phí.

Nhưng hãy đặt ra cho hạn mức của khoản tiết kiệm đầu tiên và chi tiêu mọi thứ với khoản tiền còn lại sau khi lấy Thu nhập trừ đi khoản Tiết kiệm: CHI PHÍ = THU NHẬP – TIẾT KIỆM

Cũng có thể thấy, tiết kiệm là hành động tốt tạo nền tảng tốt để duy trì sức khỏe tài chính. Nhưng tiền mặt tiết kiệm sẽ sớm mất giá khi tỷ lệ lạm phát của nước liên tục tăng. Vì thế, làm quen với những kênh đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập bằng lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán là hình thức được nhiều người lựa chọn. 

Hiện tại, VNDIRECT là công ty chứng khoán được nhiều nhà đầu tin tưởng lựa chọn để có kiến thức và cái nhìn đúng về an tâm tài chính. Các chuyên gia sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư bắt đầu từ việc kiểm tra sức khỏe tài chính tại đây: https://suckhoetaichinh.vndirect.com.vn/, đến xây dựng kế hoạch tiết kiệm và đầu tư phù hợp với từng điều kiện tài chính của mỗi cá nhân nhà đầu tư.