Hợp tác cùng phát triển

MML – Doanh nghiệp tiên phong trong sản phẩm thịt mát chuẩn bị vào tầm ngắm của nhà đầu tư

Báo cáo phân tích DN 30/10/2019    1192

Chia sẻ

  • Masan Meatlife (MML) dự kiến niêm yết 324,3 triệu cổ phiếu lên UPCOM vào tháng 12.
  • MML là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn thứ hai Việt Nam và là DN tiên phong trong sản phẩm thịt mát.
  • Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu tăng gấp 5 lần vào năm 2023, với động lực chính là mảng thịt. Mạng lưới phân phối thịt sẽ mở rộng gấp 24 lần vào năm 2023.
  • Biên LNG sẽ cải thiện nhờ mô hình tích hợp 3F (TACN – Chăn nuôi – Thực phẩm).

Giá Thị trường

Giá Mục tiêu

Tỷ suất cổ tức

Khuyến nghị

Nghành

VND 77.000 (OTC)

N/A

N/A

Không đánh giá

Hàng tiêu dùng

Masan Meatlife (MML) dự kiến niêm yết 324,3 triệu cổ phiếu lên UPCOM vào tháng 12. Giá niêm yết dự kiến là 90.000 đồng/cp, tương ứng vốn hóa ở mức 1,3 tỷ USD và sẽ giúp MML có quy mô lớn thứ 5 trong số các các công ty FMCG niêm yết.

MML là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn thứ hai Việt Nam và là DN tiên phong trong sản phẩm thịt mát. Năm 2018, doanh thu của MML đạt 14.000 tỷ đồng, trong đó 99,8% đến từ thức ăn chăn nuôi. MML đã đầu tư phát triển trang trại nuôi heo và chế biến thịt từ năm 2016, ra mắt thương hiệu thịt mát MEATDeli vào tháng 12/2018.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu tăng gấp 5 lần vào năm 2023, với động lực chính là mảng thịt. MML lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 75.000 tỷ đồng vào năm 2023 nhờ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của MEATDeli. Doanh thu mảng thịt dự kiến đạt tăng trưởng kép (CAGR) 208% trong 2019-23 và chiếm 72% doanh thu thuần vào năm 2023, đồng thời sẽ vượt doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi vào năm 2021.

Mạng lưới phân phối thịt sẽ mở rộng gấp 24 lần vào năm 2023. MEATDeli, thương hiệu thịt mát an toàn đầu tiên của Việt Nam, được đánh giá là tươi ngon hơn thịt ấm thông thường bởi 97% người tiêu dùng theo khảo sát của Nielsen. Nhu cầu tiêu thụ thịt mát ước tính tăng lên 15% tổng lượng thịt vào năm 2023 từ mức dưới 1% hiện nay. MML sẽ đầu tư 17.000 tỷ đồng trong 5 năm tới để tăng nguồn cung lợn lên 25 lần (trang trại riêng + trang trại hợp tác) và tăng gấp đôi công suất chế biến cũng như mở rộng số điểm bán hàng (POS) gấp 24 lần vào năm 2023.

Biên LNG sẽ cải thiện nhờ mô hình tích hợp 3F (TACN – Chăn nuôi – Thực phẩm). Biên LNG năm 2018 của MML đạt 15%, nhưng đã tăng lên mức ~17% trong 6T2019 do giá đậu nành và ngô thấp. Trong 5 năm tới, MML ước tính biên LNG tăng 5 điểm % mỗi năm và đạt 30% vào năm 2023 nhờ sự cải thiện biên LNG của các thương hiệu như MEATDeli, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và kiểm soát chi phí tốt hơn.

Rủi ro chính bao gồm: (1) Nhu cầu thịt mát tại Việt Nam tăng trưởng thấp hơn dự kiến, (2) dịch tả heo châu Phi tái bùng phát hoặc dịch bệnh nghiêm trọng khác xảy ra, (3) tốc độ mở rộng mạng lưới không đạt kỳ vọng.

Xem thêm báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY