Hợp tác cùng phát triển

Giải pháp tài chính cá nhân thông minh cho công dân thời đại công nghiệp 4.0

Góc nhìn chuyên gia 23/10/2020    2457

Chia sẻ

Tài chính cá nhân thông minh là khi bạn mạnh dạn xin nghỉ công việc mà mình không yêu thích nhưng vẫn có thể sống khỏe trong 6 tháng để 1 năm. Là khi những rủi ro tài chính xảy ra bất chợt nhưng bạn không hề điêu đứng, vẫn có những kế hoạch khác cho bạn xử lý tình huống. Là khi bạn chấm dứt kiếm làm công đủ chi tiêu hàng tháng rồi lại đợi ngày lương tiếp theo. Cùng chúng tôi tìm giải pháp để giúp bạn đạt được những mong muốn đã liệt kê bên trên trong bài viết sau.

Học hỏi phương pháp tài chính cá nhân thông minh của những người thành công

Tài chính cá nhân thông minh là mục tiêu của đại đa số, bởi lẽ trận Covid vừa rồi được xem như một màn “reset” lại “cuộc chơi”, đặc biệt là tình hình chính trị và nền kinh tế toàn cầu. Các hoạt động có xu hướng giảm bớt sự tương tác trực tiếp giữa người với người. Con số doanh nghiệp đóng cửa vì không thể vượt qua cơn càn quét của Covid  càng tăng, nhưng cũng có những doanh nghiệp trụ vững vị trí của mình. Sự khác biệt là ở tư duy quản trị những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là cách họ đã làm gì với tình hình tài chính công ty.  

Từ đó, ta thấy học hỏi các thói quen tài chính cá nhân từ những doanh nhân thành công giúp bạn cải thiện khả năng tài chính của mình. Vậy họ đã làm gì?

1. Lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh với việc TẠO DANH SÁCH MỤC TIÊU tài chính và đề KẾ HOẠCH tiêu dùng tiết kiệm

Để sắp xếp tài chính cá nhân thông minh thì việc thiết lập và liệt kê danh sách mục tiêu tài chính là hoạt động không thể thiếu. Đây có thể tạo nên sự khác biệt giữa bạn và những người giàu, bởi họ thiết lập mục tiêu tiền bạc rõ ràng.

lap ke hoach tai chinh ca nhan thong minh

Công việc này vô cùng đơn giản để thực hành, ngồi vào bàn làm việc và viết ra danh sách những mục tiêu tài chính của bạn. Tập thói quen xem lại chúng mỗi ngày sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hành động cần làm để cải thiện tài chính cá nhân cũng như áp dụng trên chính lợi nhuận doanh nghiệp.

Sau khi biết rõ mình cần gì, bạn hãy lập kế hoạch thắt chặt kỷ luật bản thân trong việc tiêu dùng. Thực tế, để có kế hoạch tài chính cá nhân thông minh không hề dễ dàng, ngay cả những người thành công cũng không thể thoát khỏi những cạm bẫy về hành vi tiêu dùng và chính sách tiết kiệm của chính mình. Bạn cần ghi chép lại những khoản tiêu, ngồi tìm nguồn gốc của những khoản đã chi, và thực tế là bạn có thể thấy nó làm hao mòn mục tiêu tài chính của bạn từng ngày. Vấn đề ở đây là bạn phải có kế hoạch trước, bạn sẽ tiêu dùng những khoản nào và tiết kiệm được số tiền ra sao nhờ những hành động đã được lên kế hoạch từ trước. Bỏ thời gian cho những hành động này bạn sẽ rèn được thói quen chi tiêu hợp lý. Mặt khác, bổ trợ cho việc lập kế hoạch tài chính được hoàn thiện hơn thì một số người sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tài chính của mình hiện tại như thế nào.

>Kiểm tra sức khỏe tài chính nhận ngay kết quả trong 5 phút

 

2. Bổ trợ kế hoạch tài chính cá nhân thông minh với phương pháp ĐA DẠNG RỦI RO bằng các nguồn thu nhập mới và kỹ năng đầu tư

Ý tưởng này tương đồng với kế hoạch cá nhân ở chỗ, nó sẽ phân bổ nguồn lực của bạn ra nhiều nguồn khác nhau, không tập trung vào duy nhất một nguồn, từ đó chia nhỏ rủi ro mà bạn gặp phải. Các doanh nhân đã áp dụng với không chỉ tài chính của riêng họ mà còn dùng cho chính doanh nghiệp của họ bằng việc bán nhiều sản phẩm mới, tạo thêm cơ tăng trưởng kinh doanh. Hoặc chí ít những sản phẩm này bắt đầu thụt lùi thì họ vẫn thu được lời từ các nguồn khác.

Hành động kế tiếp để có kế hoạch tài chính cá nhân thông minh, chắc hẳn nghe qua thì nhiều người sẽ thấy quen thuộc: “ĐẦU TƯ” để tăng thêm thu nhập. Không cần đề cập quá hoa mỹ, việc bạn gửi tiết kiệm ngân hàng để nhận về lãi suất hàng tháng là 5% hoặc có thể là 7% với mỗi ngân hàng. Đây là hình thức đầu tư điển hình, mức rủi ro thấp nhất. Cũng có những người đầu tư vào các kênh khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ quỹ,… Vậy bản thân bạn có bao giờ tự hỏi xem bạn đã làm gì với số tiền thặng dư được mỗi tháng sau khi đã chi tiêu hết vào các khoản bắt buộc?

tai chinh ca nhan thong minh da dang rui ro

>>Tìm hiểu một số loại trái phiếu có mức rủi ro thấp

 

3. Để kế hoạch tài chính cá nhân thông minh được hiệu quả bạn hãy NHẬN THỨC THỊ TRƯỜNG, đừng biến bản thân thành “ người tối cổ”

Kế hoạch tài chính cá nhân thông minh của bạn sẽ có lỗ hổng nếu nó tách xa sự biến động của thị trường. Một đặc điểm không thể thiếu ở các doanh nhân thành công là họ luôn nỗ lực cập nhật các xu hướng bởi nó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và hoạt động kinh doanh của họ.

Ví dụ đơn giản: tình hình chính trị giữa các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc căng thẳng, dẫn đến một số mặt hàng giữa hai bên không được giao thông thuận lợi. Do vậy, chi phí dài hạn của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo. Vi mô hơn, nó có thể tác động đến giá cả hàng hóa, từ đó thói quen của người tiêu dùng (là bạn) cũng sẽ bị thay đổi so với ban đầu.

Có nhận thức chủ động về thị trường sẽ cảnh báo tốt cho bạn về các xu hướng hoặc sự kiện có thể tác động đến kế hoạch tài chính cá nhân thông minh của bạn, giúp bạn có thêm thời gian xử lý tình huống. Thực tế, để thực hiện được điều này là một thách thức không hề đơn giản, song, nếu vượt qua được thì “thành quả” của sự nỗ lực cực kỳ xứng đáng.

Tóm lại, bằng việc kiểm soát đồng tiền mà tình hình tài chính cá nhân của bạn sẽ tăng đáng kể. Đó có thể là dấu hiệu đáng mừng cho cơ hội khởi nghiệp thành công.

nhan thuc thi truong

 

LỜI KẾT

Tuy nhiên, mỗi chúng ta nên có kế hoạch tài chính cá nhân thông minh của riêng mình, không nhất thiết phải hoàn toàn giống như các bước của doanh nhân thành công và giàu có. Cụ thể, tùy năng lực mỗi người và khả năng tài chính khác nhau, chúng ta sẽ có kế hoạch phù hợp nhất cho chính mình. Hiệu quả trong kế hoạch tài chính phần lớn phụ thuộc vào khoảng thời gian mà bạn bỏ ra cho những gì mà bạn sắp làm, chẳng hạn như: nghiên cứu tình hình ngành, hoạt động doanh nghiệp mà bạn dự định mua cổ phiếu, trái phiếu,…. 

Một điều nữa là hãy học cách kiên trì với những mục tiêu hoặc kế hoạch mà bạn đã đề ra. Nên nhớ rằng không một phương pháp nào có thể thần kỳ biến điều bạn mong đợi thành hiện thực trong vài giây, mà phải bằng sự kiên trì hành động để đạt được những mục tiêu. Và đây cũng là cách để bạn không nghe những câu chê bai như “ước mơ viển vông”, vì tính kiên trì bám sát mục tiêu phối hợp cùng hành động thực tế sẽ tác động tích cực đến kế hoạch tài chính cá nhân thông minh của bạn.