4 sự thật về quản trị tài chính cá nhân mà rất ít người biết!
Góc nhìn chuyên gia 05/08/2021 9135
Tài chính cá nhân là gì?
“Tài chính cá nhân được hiểu là việc quản lý tài chính của mỗi cá nhân hoặc của một gia đình thực hiện nhằm lập ngân sách, lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm các nguồn tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Trong quá trình lập kế hoạch tài chính này đòi hỏi chúng ta phải xem xét nhiều yếu tố để cân đối giữa nhu cầu và mục tiêu tài chính được đặt ra.”
Quản trị tài chính cá nhân là một khái niệm không quá xa lạ. Tuy nhiên, đây là một phạm trù dễ nói nhưng khó thực hiện. Bằng chứng thực tế cho thấy việc kiếm tiền ngày nay đã khó, việc chi tiêu lượng tiền hợp lý càng khó hơn. Đặc biệt là từ số tiền đó sinh thêm “lời”. Bạn sẽ có ngay câu trả lời cho chính mình nếu nắm được những sự thật sau đây về: kiếm tiền, tiết kiệm tiền, bảo vệ tiền và đầu tư.
Bản chất về quản trị tài chính cá nhân mà chúng ta cần hiểu rõ trước khi đầu tư là gì?
Để quản trị tài chính cá nhân hiệu quả, việc đầu tiên chúng ta cần làm là hiểu rõ ràng và chi tiết 4 bước quan trọng: kiếm tiền, tiết kiệm và dùng số tiền đó, bảo vệ tiền như thế nào và đầu tư tiền ra sao. Sau quá trình phân tích, thống kê và tổng hợp 4 bước này, mỗi cá nhân sẽ tìm ra một kế hoạch hoàn chỉnh để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Bước 1 trong quản trị tài chính cá nhân: Kiếm tiền – nguồn thu
Muốn quản trị tài chính cá nhân trước hết bạn phải có “tài chính” thì mới có thể quản lý. Nói một cách cụ thể là chúng ta phải kiếm ra “tiền”. Trong quyển sách “Cha giàu cha nghèo” của tác giả Robert Kiyosaki, ông đã chia chúng ta ra làm 4 nhóm chính theo tính chất công việc kiếm tiền như sau:
- Nhóm 1: nhân viên và quản lý, đặc điểm nhóm này là dùng công sức, thời gian và trí tuệ để làm ra tiền, nhóm này làm việc cho người khác.
- Nhóm 2: Tự do, tự làm chủ, hoặc freelance cũng dùng công sức và thời gian, trí tuệ làm ra tiền nhưng nhóm này làm việc cho chính mình.
- Nhóm 3: Doanh nhân, chủ doanh nghiệp, nhóm này dùng ý tưởng kinh doanh, hệ thống (con người), và trí tuệ để làm ra tiền.
- Nhóm 4: Nhà đầu tư dùng tiền và trí tuệ nhằm tạo ra nhiều tiền hơn. Đặc điểm của nhóm này là nghiên cứu sâu và đầu tư một cách chuyên nghiệp.
Mỗi cá thể sẽ thuộc một nhóm người trên, tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp có thể thuộc từ 2 nhóm người trên. Bất kỳ nhóm nào cũng đang tạo ra giá trị cho xã hội và đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Quan trọng ở đây là việc một cá nhân có thể đạt mức sống mà mình muốn, độc lập về tài chính và hướng tới tự do tài chính.
Một bước trong quản trị tài chính cá nhân, hiểu rõ “khâu kiếm tiền” để có thể quản lý được khả năng kiếm tiền và phân bổ lượng liền trong những bước tiếp theo hợp lý. Đây là điều hiển nhiên mà chúng ta hay bỏ quên vì chạy theo “đầu tư” một cách mù quáng.
Bước 2 trong quản trị tài chính cá nhân : Dùng nguồn tiền hợp lý và có kế hoạch tiết kiệm
Một sự thật tiếp theo trong quản trị tài chính cá nhân là “sử dụng tiền”. Nếu xem xét kỹ, tất cả trong chúng ta không ít lần đã vung tay quá lố cho khoảng tiền vừa kiếm ra. Hay nói theo cách khác là kiếm tiền thì khó chứ sử dụng tiền thì dễ. Ai cũng biết cách sử dụng tiền nhưng ở đây là cách sử dụng tiền thông minh lại càng khó hơn. Chưa kể là đi đôi với tiết kiệm, cách tiết kiệm của số đông sẽ đi theo: khi có thu nhập, chúng ta thường sử dụng tiền theo ý muốn của mình, và cố gắng cắt bớt chi tiêu để tiết kiệm.
Thật ra người quản trị tài chính tốt là người sẽ tiết kiệm trước khi đưa nguồn tiền vào phân bổ về các quỹ khác. Cụ thể, mỗi khi nguồn thu vào thì giữ lại ngay 5% – 15% để đưa vào quỹ “tài chính cá nhân”. Tiếp đến số còn lại phân bổ vào các quỹ khác: Quỹ nhu cầu thiết yếu, quỹ chi tiêu mua sắm, quỹ đào tạo, quỹ giao tiếp, quỹ du lịch…Khâu này đi ngược lại với thói quen của số đông thường làm nhưng lại mang hiệu quả bất ngờ. Và bí quyết để thành công cho công thức này là đủ kỷ luật cho bản thân với những quy tắc đặt ra.
Bước 3 trong quản trị tài chính cá nhân: “Hàng rào bảo vệ” số tiền của bạn
Trải qua 2 bước trên cũng đã là một quá trình nỗ lực, tuy nhiên, đến bước này bạn còn phải biết bảo vệ số tiền mà mình đã gầy công kiếm ra và tiết kiệm được. Điển hình cho những cạm bẫy: dự án đầu tư cam kết tỷ suất lợi nhuận quá cao, hoặc đâm đầu vào những dự án với lời cam kết phi lý.
Quản trị tài chính cá nhân, hãy lưu ý thêm bảo vệ tiền để không bị mất vì dùng đòn bẩy nợ quá cao. Ví dụ như: nếu một người có thu nhập 50 triệu, chi tiêu hết các nhu cầu khác là 10 triệu, tiết kiệm tài chính là 20 triệu còn lại đến 20 triệu thì quyết định mua nhà trả góp hàng tháng. Điều này có hơi rủi ro nếu dùng hết 20 triệu đó để trả góp, vì có thể xảy ra lãi suất cơ bản của hệ thống ngân hàng sẽ tăng, trong trường hợp xảy ra lạm phát, cũng như bị giảm thu nhập khi xảy ra những rủi ro kiểu như Covid. Lúc này chúng ta sẽ dùng thêm phần tiết kiệm để bù vào. Trường hợp này hãy cố gắng ngay từ đầu khoảng tiền góp nhà tầm 10-15 triệu để 5 triệu phòng “trượt giá”.
Bước 4 trong quản trị tài chính cá nhân : Học về bài toán đầu tư
Bước cuối cùng trong quản trị tài chính cá nhân là biết cách đầu tư. Để thực hiện bước này, bạn cần xác định mục tiêu tài chính cá nhân của mình phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Nguồn tiền tiết kiệm được từ tháng, từ quý, từ năm
- Thời gian thực hiện
- Tỷ suất lợi nhuận
Kết luận:
Thông thường đến giai đoạn này, chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu làm thế nào đầu tư, đầu tư như thế nào phù hợp với tình hình tài chính và nguồn lực hiện tại. Các công ty tài chính với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm quản lý tài chính lâu năm sẽ hỗ trợ các bạn chi tiết kế hoạch.
Chi tiết dịch vụ tư vấn đầu tư VNDIRECT – Vững vàng tài chính – An tâm đầu tư
Các yếu tố này càng lớn thì số tiền ta nhận được càng cao. Đặc biệt là thời gian. Thời gian càng lâu thì càng kiếm được nhiều tiền. Chính vì thế, chúng ta cần tiết kiệm và đầu tư càng sớm càng tốt. Một số các công cụ và sản phẩm gợi ý:
- Đầu tư vàng dài hạn, tỷ suất sinh lời: 8% – 9%/năm.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng có tỷ suất sinh lợi trung bình 8-13%/năm, tùy quỹ.
- Trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lợi từ 8%-12%/năm.
- Đầu tư cổ phiếu dài hạn.
- Bất động sản.
- …
Nhà đầu tư có thể chọn nhiều loại hình sản phẩm để đầu tư theo mục đích cá nhân và phân tán rủi ro. Tuy nhiên, nếu là giai đoạn đầu có thể nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính hỗ trợ.
4 sự thật về quản trị tài chính cá nhân đã được trình bày trong bài viết. Cảm ơn quý độc giả đã theo theo dõi và quan tâm. Hẹn gặp lại trong những số sau.
>>> Xem thêm:
Cách lập mục tiêu đầu tư tài chính cá nhân theo quy tắc SMART
Học cách quản lý tài chính để trở thành Benjamin Graham tương lai