Hợp tác cùng phát triển

CE là gì? Cách vận dụng CE trong thị trường chứng khoán?

Kiến thức chứng khoán 26/04/2022    7659

Chia sẻ

CE là thuật ngữ vô cùng quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu về CE và ý nghĩa của nó. Đặc biệt với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Cùng VNDIRECT tìm hiểu thêm về thuật ngữ này và cách vận dụng trong thị trường thông qua bài viết dưới đây nhé!

CE

CE là gì?

CE hay Ceiling là một thuật ngữ trong chứng khoán, được hiểu là giá trần. Nói cách khác. CE là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Bảng giá chứng khoán

Trước khi tìm hiểu về giá trần CE, nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm về khái niệm bảng giá chứng khoán.

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả các thông tin liên quan đến giá và các giao dịch của thị trường chứng khoán. Mỗi sàn giao dịch sẽ có bảng giá đại diện riêng, gồm bảng giá HNX (Sở giao dịch chứng khoáng Hà Nội)  của sàn HNX, thị trường UPCOM, ngoài ra còn bảng giá HOSE của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. 

Bảng giá

Xem thêm về Sàn giao dịch tại đây.

CE trong bảng giá chứng khoán

CE được hiển thị với màu tím ở trong bảng giá chứng khoán. Trong mỗi phiên giao dịch, cổ phiếu sẽ tăng hoặc giảm trong một biên độ nhất định. Khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ giá trong phiên hôm đó thì được gọi là tăng trần.

Giá trần thường sẽ không cố định mà sẽ thay đổi theo từng ngày giao dịch khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải theo dõi liên tục để nắm bắt giá một cách chính xác nhất.

Cách tính giá CE trong đầu tư chứng khoán

Giá trần được tính dựa trên giá tham chiếu của ngày hôm nay và biên độ giao dịch của từng sàn giao dịch khác nhau.

Công thức tính:

Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động

Trong đó: 

  • Giá tham chiếu được hiển thị với màu vàng trên bảng giá chứng khoán. Với sàn HOSE, HNX, giá tham chiếu là mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch liền trước. Còn với thị trường UPCOM, giá tham chiếu được tính là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn, dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó. Trong những trường hợp đặc biệt, các sở giao dịch chứng khoán sẽ áp dụng cách xác định khác dưới sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 
  • Biên độ dao động thể hiện số phần trăm giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định về biên độ khác nhau. 

Sàn HOSE quy định biên độ là 7%. Trong khi đó, HNX quy định biên độ là 10%. Còn đối với thị trường UPCOM, biên độ giao động sẽ là 15%. 

Ý nghĩa của CE và cách vận dụng vào thị trường chứng khoán

Ý nghĩa của CE

Việc quy định mức giá trần sẽ đem lại những lợi ích cho thị trường như sau:

  • Giúp thị trường ổn định hơn: quy định về mức giá trần sẽ tránh được việc người bán đẩy giá quá cao và xuất hiện nhiều mức giá khác nhau cho một mã cổ phiếu. Điều này sẽ giúp thị trường ổn định và cân bằng hơn.
  • Tạo ra một sự nhất quán, minh bạch và cân bằng: Việc không đặt giá trần sẽ khiến nhà đầu tư thả giá, đẩ giá và lên xuống thất thường, không có sự nhất quán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường.
  • Bảo vệ quyền lợi các trader

Vận dụng CE trong chứng khoán

Việc phân tích giá CE là rất quan trọng trước khi nhà đầu tư ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán.

Ta có thể xác định được biên độ giao động và giá tham chiếu từ giá trần được thể hiện trên bảng giá chứng khoán. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể tìm được thời điểm để ra quyết định đúng đắn hơn.

Tìm hiểu kỹ những thông tin về giá trần sẽ giúp nhà đầu tư biết được có nên vào mã cổ phiếu này hay không. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư F0.

 

Tham gia Group Facebook để được chia sẻ kiến thức, cơ hội đầu tư và giao dịch chứng khoán cùng chuyên gia của VNDIRECT và những nhà đầu tư khác TẠI ĐÂY 

Cập nhật thông tin cổ phiếu và thị trường nhanh chóng TẠI ĐÂY 

Mở tài khoản để bắt đầu giao dịch ngay hôm nay! TẠI ĐÂY