Hợp tác cùng phát triển

PGB – 11 năm tìm kiếm đối tác đã đến hồi kết

Báo cáo phân tích DN 07/04/2023    803

Chia sẻ

  • PGB ghi nhận KQKD 2022 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 56,2% svck.
  • Petrolimex đã thực hiện đấu giá 40% cổ phần tại PGB thành công vào ngày 7/4/2023.
  • Việc PLX thoái vốn khỏi PGB sẽ tác động 1 phần lên hoạt động liên quan đến tiền gửi, khoản vay, bảo lãnh phát hành… của ngân hàng.

Giá thị trường

Giá mục tiêu

Tỷ suất cổ tức

Khuyến nghị

Ngành

VND24.500

N/a

0%

Không đánh giá

                 Tài chính

PGB vẫn là một ngân hàng quy mô nhỏ tập trung vào cho vay khách hàng doanh nghiệp
Tính đến cuối 2022, PGB vẫn là một ngân hàng quy mô nhỏ với tổng tài sản chỉ 49 nghìn tỷ đồng, trong đó hoạt động cho vay khách hàng chiếm phần lớn (65% tổng tài sản sinh lời). Dư nợ cho vay của PGB chủ yếu đến từ khách hàng doanh nghiệp (KHDN; chiếm 56% tổng cho vay cuối 2022). Hiện tại, PGB đã mở rộng mạng lưới khách hàng sang nhiều doanh nghiệp khác (hình 2) ngoài PLX và các công ty liên quan đến PLX để đa dạng hóa khách hàng và giảm thiểu rủi ro tập trung. Đối với cho vay cá nhân (44% tổng cho vay), PGB chủ yếu tập trung vào mảng cho vay mua nhà (63% danh mục).
Kết quả kinh doanh 2022: có sự cải thiện đáng kể
PGB ghi nhận lợi nhuận (LN) ròng đạt 404 tỷ đồng (+56,2% svck) chủ yếu nhờ NIM tăng 90 điểm cơ bản và chi phí hoạt động giảm đáng kể (CIR giảm còn 49% từ mức 57% trong năm 2021). Tăng trưởng tín dụng khá khiêm tốn chỉ 4% svck do mảng cho vay chính là KHDN giảm 7,5% svck, trong khi cho vay KHCN tăng 30% svck (tỷ trọng tăng lên mức 46% từ mức 35% trong 2021). Nhờ mở rộng lĩnh vực cho vay KHCN, NIM của ngân hàng đã có sự cải thiện đáng kể lên 2,9% từ mức 2% trong năm 2021. Về chất lượng tài sản, PGB vẫn chưa ghi nhận nhiều sự cải thiện: tỷ lệ nợ xấu NPL của ngân hàng vẫn ở mức cao so với các ngân hàng niêm yết cùng quy mô (2,6% vào thời điểm cuối 2022) và tỷ lệ bao nợ xấu LLR rất thấp chỉ 38%.
Petrolimex đã đấu giá 40% cổ phần tại PGB thành công vào ngày 7/4/2023
Với kế hoạch thoái vốn lần này, PLX thực hiện thoái vốn toàn bộ phần sở hữu tại PGB (120 triệu cổ phần – tương ứng với 40% sở hữu) theo hình thức đấu giá công khai, với mức giá khởi điểm 21.300đ/cp – tương ứng với P/B đạt khoảng 1,2 lần cho năm 2022. Kết quả đấu thầu vừa qua có 4 nhà đầu tư trúng giá, trong đó 3 tổ chức và 1 cá nhân. Giá trúng cao nhất là 21.500 đồng/cp, chỉ cao hơn 200 đồng/cp so với giá khởi điểm 21.300 đồng/cp. Giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị cổ phần bán được là 2.568 tỷ đồng.
Việc PLX thoái vốn khỏi PGB sẽ có tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một số tác động có thể kể đến là liên quan đến tiền gửi, khoản vay, bảo lãnh phát hành, tài khoản ngân hàng và dịch vụ thanh toán tại các trạm xăng. Trước tình hình này, PGB đã chủ động thực hiện chuyển dịch mạng lưới khách hàng sang các doanh nghiệp khác ngoài PLX, khi mà cuối năm 2022, tỷ trọng dư nợ thực tế của PLX và các công ty liên quan trên tổng dư nợ của PGB chỉ còn chiếm 2,37%.

Đọc báo cáo chi tiết tại: Đây