ACB – Chất lượng tài sản là ưu tiên hàng đầu – Cập nhật
Báo cáo phân tích DN 02/11/2022 848
- Lợi nhuận (LN) ròng Q3/22 tăng mạnh 70,6% svck, theo đó LN 9T22 tăng 50,8% svck, hoàn thành 80% dự phóng cả năm của chúng tôi.
- Trong bối cảnh khó khăn ngày càng gia tăng, tăng trưởng LN ròng kỳ vọng giảm tốc và chỉ tăng 10% svck trong năm 2023 – 24.
- Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 30.000 đồng/cp.
Giá thị trường |
Giá mục tiêu |
Tỷ suất cổ tức |
Khuyến nghị |
Ngành |
VND21.800 |
VND30.000 |
0,00% |
KHẢ QUAN |
Tài chính |
Tóm tắt Q3/22: chi phí dự phòng giảm mạnh dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận
LN ròng Q3/22 của ACB tăng mạnh 70,6% svck lên 3,6 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ chi phí dự phòng giảm đáng kể. Dư nợ cho vay tăng 11,1% sv đầu năm tính đến cuối Q3/22, trong đó cho vay bán lẻ vẫn là động lực chính (+15% sv đầu tháng; chiếm 65% dư nợ cho vay). Đáng chú ý, nhờ bộ đệm dự phòng dày (LLR ~ 138% cuối Q3/22), ACB đã có ít áp lực hơn trong việc “củng cố hệ thống phòng thủ” trong năm nay, khi chi phí dự phòng Q3/22 giảm 89% svck. LN ròng 9T22 đạt 10,8 nghìn tỷ đồng (+50,8% svck), hoàn thành 80% dự phóng của chúng tôi.
Triển vọng ngành Ngân hàng: Con đường gập ghềnh phía trước
VND tiếp tục phải đối mặt với áp lực đồng USD mạnh lên, buộc NHNN phải thực hiện nhiều biện pháp can thiệp hơn ngoài việc chỉ dựa vào dự trữ USD. Sau khi nới biên độ giao dịch VND (từ 3% lên 5%), NHNN đã thực hiện đợt tăng lãi suất điều hành lần thứ hai liên tiếp thêm 100 điểm cơ bản; và việc tăng lãi suất này sẽ tác động tiêu cực đến NIM của ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro “đứt gãy thanh khoản” trong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tác động xấu lên chất lượng tài sản của các ngân hàng. Nhìn chung, chính sách tiền tệ thắt chặt và những bất ổn vĩ mô sẽ làm ảnh hưởng lên triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2023-24 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp và lo ngại về chất lượng tài sản.
Thận trọng hơn trong dự báo năm 2023-24
ACB được biết đến là một ngân hàng với chiến lược “thận trọng” khi không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong danh mục tín dụng và tỷ lệ cho vay bất động sản không đáng kể. Do đó, ít nhất ACB sẽ không bị ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường TPDN và bất động sản. Tuy nhiên, tăng trưởng LN ròng sẽ chậm lại trong năm 2023-24 do những rào cản nói trên của toàn ngành và chỉ tăng khiêm tốn 10% svck trong 2023-24, do (1) tăng trưởng cho vay chậm lại; (2) NIM thu hẹp; (3) tăng trích lập dự phòng để đề phòng rủi ro nợ xấu.
Duy trì khuyên nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 30.000đ/cp
Chúng tôi điều chỉnh P/B mục tiêu xuống 1,4 lần từ mức 2 lần trước đó để phản ánh các khó khăn trong ngành; cộng với phương pháp định giá thu nhập thặng dự (COE: 15%, LTG: 3%), giá mục tiêu cho ACB sẽ là 30.000đ/cp (-10% từ giá mục tiêu trước). Chúng tôi vẫn ưa thích ACB dựa vào (i) mô hình tập trung vào danh mục bán lẻ, phù hợp với xu hướng ngân hàng bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam; (ii) khả năng bán chéo sản phẩm và tăng thu nhập từ phí dựa trên tệp khách hàng lớn sẵn có; và (iii) chất lượng tài sản lành mạnh. Rủi ro giảm giá bao gồm (i) lãi suất tăng cao hơn dự kiến và (ii) nợ xấu tăng cao so với dự kiến
Đọc báo cáo chi tiết tại: Đây