Hợp tác cùng phát triển

Các yếu tố để lựa chọn cổ phiếu tiêu điểm

Kiến thức chứng khoán 20/09/2024    49

Chia sẻ

Để đánh giá và chọn cổ phiếu tiềm năng cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Vậy cổ phiếu tiêu điểm là gì? Đâu là những yếu tố giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt?  Hãy cùng VNDIRECT đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

1. Thế nào là một cổ phiếu tiêu điểm

Cổ phiếu tiêu điểm là những cổ phiếu có khả năng tăng giá và đen lại lợi nhuận, bất kỳ cổ phiếu nào dù mức vốn hóa lớn hay nhỏ đều có thể trở thành cổ phiếu tiêu điểm. Để tìm ra được loại cổ phiếu này, nhà đầu tư  cần dành nhiều thời giam, công sức để nghiên cứu, phân tích.   

2. Lựa chọn cổ phiếu tiêu điểm giúp gì cho Nhà đầu tư?

Để lựa chọn cổ phiếu tốt cần phát huy trí tuệ cổ phiếu

(Để lựa chọn cổ phiếu tốt cần phát huy trí tuệ cổ phiếu)  

2.1. Kiểm soát rủi ro đầu tư  

Trong đầu tư, lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố luôn tồn tại song song với nhau. Vì thế, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các loại tài sản trước khi đầu tư sẽ giúp đưa ra góc nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ, triển vọng phát triển,.. Từ đó hỗ trợ nhà đàu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải.     

2.2. Tăng nguồn lợi nhuận từ đầu tư  

Việc lựa chọn đúng cổ phiếu tiêu điểm sẽ giúp khoản đầu tư của bạn có sơ hội sinh lời tốt . Một cổ phiếu bị định giá thấp hơn so với thực tế lợi nhuận, kinh doanh của doanh nghiệp có thể bùng nổ khi thị trường diễn biến tích cực.  

2.3. Hiểu rõ hơn về thị trường chứng khoán  

Kiến thức và hiểu biết về thị trường chứng khoán là yếu tố hỗ trợ nhà đầu tư chọn lọc cổ phiếu tiêu điểm trên thị trường. Quá trình nghiên cứu, phân tích tài sản đầu tư sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến giá của tài sàn,… từ đó đưa ra những nhận định, quyết định sáng suốt.   

3. 5 yếu tố cần lưu ý khi chọn lọc cổ phiếu

3.1. Phân tích tổng quan doanh nghiệp  

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp  

Đây là một trong những yếu tố đầu tiên cần xem xét của một doanh nghiệp. Việc kiểm tra các chỉ số tài chính như: doanh thu, lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận, và dòng tiền tự do,… và phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng sinh lời và tình hình tài chính tổng thể của công ty.  

3.1.1.Nợ phải trả của doanh nghiệp  

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio) là yếu quan trọng tiếp theo nhà đầu tư cần xem xét để đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp. Công ty có nợ quá cao có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, dẫn đến nguy cơ phá sản.  

3.1.2.Mức độ tăng trưởng Doanh Thu  

Một công ty có khả năng tăng trưởng doanh thu bền vững thường là lựa chọn tốt cho một cổ phiếu tiêu điểm. Nhà đầu tư nên quan sát tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua các năm, cũng như các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh thu như xu hướng thị trường và nhu cầu tiêu dùng.  

3.2. Phân tích cổ phiếu

Phân tích chỉ số cổ phiếu để chọn cổ phiếu tiềm năng

(Phân tích chỉ số cổ phiếu để chọn cổ phiếu tiềm năng)  

3.2.1. P/E Ratio <9  

P/E (Price to Earning ratio) là một trong yếu tố quen thuộc khi định giá giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu tốt, tỷ lệ P/E được dùng để đo lường giá trị đầu tư so với lợi nhuận.   

Công thức tính P/E: P/E = Giá cổ phiếu/ Lợi nhận trên mỗi cổ phiếu (EPS)  

Trong đó:   

  • Giá cổ phiếu: Giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường   
  • Lợi nhận trên mỗi cổ phiếu (EPS): Lợi nhuận ròng của công ty chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.   

Ví dụ: Nếu có phiếu có giá là 45.000 VNĐ và EPS là 10.000 VNĐ thì tỷ lệ P/E sẽ là:   

P/E = 45.000/10.000 = 4,5  

Điều này có nghĩa khi nhà đầu tư sẵn sàng trả 4,5 VNĐ cho mỗi VNĐ lợi nhuận mà công ty tạo ra.  

Một tỷ lệ P/E thấp có thể đồng nghĩa với việc thị trường đánh giá công ty đó là ít tích cực hoặc không đánh giá cao khả năng sinh lời của công ty trong tương lai. Tuy nhiên, khi đánh giá của số P/E, nhà đầu tư không nên đánh giá đơn lẻ mà hãy so sánh chỉ số này với các công ty trong cùng ngành, bên cạnh đó cũng nên kết hợp với các yếu tố khác như: tình hình tài chính, triển vọng tương lai, và chiến lược kinh doanh trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.   

Một tỷ lệ P/E thấp có thể là dấu hiệu cho việc đầu tư giá trị, nhưng cũng có thể phản ánh công ty đang không có chiến lược kinh doanh hiệu quả.  

3.2.2. P/B Ratio >1.2  

P/B (Price-to-Book Ratio) là tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách, đây cũng là một chỉ số được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu so với giá trị tài sản ròng của công ty.  

Công thức tính P/B: P/B = Giá cổ phiếu/ Giá trị siis sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS)  

Trong đó:   

  • Giá cổ phiếu: Giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường.  
  • Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS): Tổng tài sản trừ đi tổng nợ, chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.  

Tương tự P/E, tỷ lệ P/B cung cấp thông tin hữu ích về định giá cổ phiếu hỗ trợ nhà đầu tư trong việc lựa chọn cổ phiếu. Một cổ phiếu có P/B Ratio thấp có thể được coi là bị định giá thấp, nhà đầu tư có thể nhận định có cơ hội đầu tư giá trị.  

3.2.3. Lợi Nhuận từ Cổ Tức  

Đây được coi là một phần lợi nhuận mà công ty chia sẻ với cổ đông. Thông thường, những công ty có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn sẽ mang lại cảm giác an toàn cho cổ đông. Việc xem xét tỷ lệ trả cổ tức cũng góp phần giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khả năng chi trả cổ tức của công ty.   

3.3. Đánh giá tình hình nhóm ngành  

Bên cạnh việc phân tích bản thân doanh nghiệp, việc thấu hiểu về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng vô cùng quan trọng, có thể thấy sự phát triển của doanh nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của ngành. Do đó, nhà đầu tư nên tìm hiểu về các xu hướng và thách thức trong ngành.    

3.4. Phân tích tâm lý thị trường  

Tâm lý của thị trường cũng là một yếu tố then chốt tác động lên giá của cổ phiếu. Những tin tức về kinh tế, chính trị, xã hội có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới xu hướng của thị trường.    

Bên cạnh đó, theo dõi các chỉ số thị trường như VN-Index hay HNX-Index cũng rất quan trọng. Khi thị trường chung tăng trưởng, cổ phiếu tiêu điểm thường cũng sẽ tăng theo.  

3.5. Sử dụng công cụ hỗ trợ tìm kiếm cổ phiếu tiêu điểm   

Ngoài việc phân tích các yếu tố và chọn lựa cổ phiếu tiêu điểm phù hợp, nhà đầu tư cũng có thể tham khảo cổ phiếu khỏe thông qua công cụ của VNDSTOCK – Tiêu điểm thị trường trong việc nhận định cổ phiếu phù hợp.  

Lựa chọn cổ phiếu tiềm năng bằng tính năng tiêu điểm thị trường 2.0

(Lựa chọn cổ phiếu tiềm năng bằng tính năng tiêu điểm thị trường 2.0)  

Tại đây, nhà đầu tư có thể chọn cổ phiếu tiêu điểm được sắp xếp theo từng tiêu chí:   

– Top cổ phiếu có % tăng/ giảm cao nhất   

– Top cố phiếu được khối ngoại giao dịch nhiều nhất  

– Cổ phiếu được tự doanh giao dịch nhiều nhất  

– Cổ phiếu có hiệu quả đầu tư tốt nhất trong 3 ngày   

– Cổ phiếu được quan tâm nhất trên bảng giá DBOARD tại VNDIRECT và nền tàng VNDSTOCK   

– Cổ phiếu có tỷ lệ giao dịch thỏa thuận đột biến trong phiên  

– Top cổ phiếu vượt đỉnh/Phá đáy cao nhất 1 năm  

– Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong danh mục quỹ mở   

Để biết thêm thông tin về công cụ cung cấp tri thức cổ phiếu, vui lòng xem thêm: Tại Đây

Có thể nói, chứng khoán luôn được coi là một kênh đầu tư được ưa chuộng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định giao dịch, nhà đầu tư cần nghiên cứu và chọn lọc cổ phiếu kỹ lưỡng để có thể bảo toàn vốn và hạn chế tối đa rủi ro khi thị trường xảy ra biến động. Hi vọng với những chia sẻ của VNDIRECT sẽ giúp nhà đầu tư trong quá trình giao dịch của mình. 

(Thông tin được tham khảo từ đội ngũ chuyên gia tại VNDIRECT và các nguồn Vietstock, CafeF,…)