Cách quản lý tài chính thông minh để có ít nhất 200 triệu ở tuổi 30
Góc nhìn chuyên gia 19/03/2021 4932
Cách quản lý tài chính hiện nay có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Bạn có thể hiểu theo cách quản lý trong giới tài chính hay có thể hiểu theo một cách đơn giản từ việc quản lý chi tiêu, đối soát tiền bạc mỗi ngày.
Bước đầu tập quản lý tài chính có thể sẽ gặp khó khăn, đặc biệt với những bạn có lối sống thoải mái, tự do về tiền bạc. Tuy nhiên, nếu bạn lập kỷ luật tốt cho bản thân, hình thành thói quen quản lý hiệu quả thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ tích lũy được số vốn khá lớn. Vậy mẹo để bạn đạt số tiền tiết kiểm chuẩn tuổi 30 là gì? Cùng đọc bài viết sau nhé.
Vận dụng cách quản lý tài chính thế nào để có khoản tiết kiệm bằng 1 năm thu nhập ở tuổi 30?
Là một người trưởng thành và bắt đầu một cuộc sống riêng độc lập thì kỹ năng đầu tiên cần có đó là cách quản lý tài chính. Nếu quản lý tốt tài chính thì nó sẽ mang lại cho bạn cuộc sống “nhàn” hơn, không phải lo cảnh “thiếu trước, hụt sau”. Đồng ý việc trước mắt là đảm bảo được cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng bạn cũng nên nghĩ xa hơn đến mục tiêu dài hạn trong tương lai, “lấy đà” cuộc sống an tâm hưu trí sau này.
Thiết lập cách quản lý tài chính thông minh qua việc lên công thức tính tiền tiết kiệm hiệu quả ở từng độ tuổi
Cách quản lý tài chính của mỗi người sẽ khác nhau, bởi vì những vấn đề phát sinh về nhu cầu chi tiêu và thu nhập của mỗi người mỗi khác. Thật rất khó để đưa ra một công thức chính xác để áp dụng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Công ty dịch vụ tài chính Fidelity, khoảng tiền lý tưởng mà bạn cần phải tiết kiệm được ở tuổi 30 sẽ như sau:
Những con số này cũng chỉ là để tham khảo hoặc cũng có thể biến nó thành động lực và mục tiêu chung để thực hiện. Theo tài liệu này, năm 30 tuổi, trung bình một người phải có một khoản tiền tiết kiệm bằng 1 năm thu nhập của họ. Và sau 5 năm, khoảng tiết kiệm này phải được làm tăng lên theo cấp số nhân. Ví dụ, mức thu nhập hiện tại của bạn là 15 triệu/tháng thì thu nhập 1 năm là 180 triệu. Như vậy, khoản tiền tiết kiệm mà bạn phải “dằn túi” nằm ở khoảng 180 triệu vào năm 30 tuổi.
Cụ thể cách quản lý tài chính là:
- Năm 30 tuổi phải có khoản tiết kiệm bằng 1 năm thu nhập là 180 triệu
- Năm 35 tuổi thì con số này phải được “x2” là 360 triệu
- Năm 40 tuổi cần có số dư tài khoản gấp 3 lần thu nhập hàng năm.
- Khi bước vào tuổi 50, khả năng kiếm tiền cũng phải nhiều hơn và có nguồn thu nhập hàng năm 720 triệu đồng. Lúc này đây, khoản tiền để dư ra của bạn phải trên dưới 2 tỷ đồng.
Đây là những con số lý tưởng ở mức trung bình mà bạn có thể đặt làm mục tiêu phấn đấu. Và tùy theo khả năng kiếm tiền, tiền tiết kiệm càng nhiều thì bạn càng yên tâm hơn vì có một chỗ dựa tài chính vững chắc.
Cách quản lý tài chính ở thế kỷ 21 là “Tiết kiệm nên kết hợp với đầu tư”
Người trẻ ở thế kỷ 21 luôn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm hơn để có một cuộc sống tốt khi sinh sống ở những thành phố lớn xô bồ và có quá nhiều thứ để chi tiêu. Một kỹ năng quen thuộc được nhắc đi nhắc lại mà tưởng chừng quá đơn giản nhưng cần cải thiện liên tục, đó là cách quản lý tài chính cá nhân.
Nhiều bạn đọc đến đây sẽ bật thốt: “Xùy, điều này ai chẳng biết, không biết quản lý tiền bạc thì sao mà sống”. Cũng dễ hiểu vì người trưởng thành cũng cần phải đến lúc độc lập tài chính và tìm cách để cân bằng và xoay sở với các vấn đề phát sinh hằng ngày.
Điều mà họ quen thuộc chính là vẫn còn suy nghĩ, quản lý tài chính là kiểm soát chi tiêu, đừng để thâm hụt tiền hàng tháng và cố gắng để ra một khoảng dư thì càng tốt. Nhưng giờ đây, nhiều người nhận ra, khoản tiền mà họ tiết kiệm được sẽ trở nên mất giá trong vài năm nữa. Theo số liệu năm 2020, tỷ lệ lạm phát năm 2020 tăng gần 4% so với năm 2019 và có xu hướng tăng mỗi năm. Nên khả năng kiếm tiền của bạn phải “chạy đua” với tốc độ lạm phát tại Việt Nam.
Chính vì lý do này, nhiều người tìm cách mang tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời. Giới hạn an toàn như tiết kiệm tiền thì khó có thể giúp bạn chạm tới con số dư đáng mơ ước. Hãy chọn ngay cho mình 1 kênh đầu tư tài chính thích hợp như mua chứng khoán, đầu tư vàng, mua căn hộ cho thuê….để đa dạng hoá danh mục trong tương lai. Chiến lược mới ở thế kỷ 21 phải là: Tiết kiệm đi đôi với đầu tư.
Phương châm cách quản lý tài chính: Không nên phụ thuộc quá nhiều vào mức thu nhập cố định!
Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ và bạn cần phải có sự chuẩn bị trước mọi thứ. Trong những trường hợp cần, nếu bạn có quỹ tiết kiệm riêng, bạn cũng có thể dùng nó để giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp còn lại thì ắt hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để vượt qua.
Nỗ lực kiếm tiền và tiết kiệm để có “sức khỏe” tài chính đủ để thực hiện những mục tiêu của mình như là một cách quản lý tài chính tốt. Tuy nhiên, với góc nhìn của những người nhìn xa trông rộng thì luôn theo phương châm: Không bao giờ tiêu hết số tiền mình có và không bao giờ phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập cố định.
Bạn có thể thấy, trong năm 2020, nhiều người bị mất việc là vì ảnh hưởng của đại dịch Covid, khiến cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, việc làm không có, tiền tiết kiệm cũng không. Nếu cứ mang theo tâm lý phụ thuộc vào nguồn thu nhập ổn định mà không linh hoạt xoay sở thì khó có thể ổn định trở lại.
“Ông trùm” đầu tư thế giới Warren Buffett đã từng nói: “Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai”. Thật vậy, đa dạng nguồn thu nhập là cách tốt nhất để tăng khả năng kiếm tiền, và tích lũy tiền một cách nhanh nhất. Kinh doanh nhỏ thì đòi hỏi nguồn vốn nhất định, nhưng đầu tư vào chứng khoán thì chỉ cần 1 triệu đồng. Nhiều nhân viên văn phòng sau 8 tiếng làm việc ở công sở nhưng nhờ nghiên cứu đầu tư cổ phiếu cũng có thể kiếm được khoản kha khá, giúp cuộc sống tài chính thoải mái hơn.
>>> Xem thêm đầu tư tài chính bao gồm những gì TẠI ĐÂY
Chưa bao giờ muộn để bắt đầu cải thiện cách quản lý tài chính của chính mình. Bắt đầu nhận thức được mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực hơn trong kiếm tiền và quản lý tiền! Hãy lên kế hoạch và thực hiện ngay nhé!