Hợp tác cùng phát triển

Cập nhật vĩ mô – Kỳ vọng tăng trưởng bứt phá từ Q1/22

Báo cáo vĩ mô - chuyên đề - sự kiện 14/01/2022    1898

Chia sẻ

  • GDP thực tế của Việt Nam tăng 2,6% trong năm 2021, nhỉnh hơn so với dự báo của chúng tôi.
  • Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định trong năm 2021 với lạm phát được kiểm soát tốt, dự trữ ngoại hối tăng cao và tỷ giá hối đoái ổn định.
  • Chúng tôi kỳ vọng GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% svck trong năm 2022, thúc đẩy bởi sự phục hồi của ngành hàng không và du lịch, dòng vốn FDI gia tăng và hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế sắp tới.

Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong Q4/21
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP Việt Nam tăng 5,2% so với cùng kỳ (svck) trong Q4/21, cao hơn dự báo của chúng tôi. Trong ba trụ cột chính của nền kinh tế, ngành dịch vụ phục hồi vượt kỳ vọng của chúng tôi nhất. Cụ thể, ngành dịch vụ tăng trưởng 5,4% svck trong Q4/21, phục hồi từ mức giảm 8,6% svck trong Q3/21. Điều này đánh dấu mức tăng trưởng hàng quý cao nhất của lĩnh vực dịch vụ kể từ Q1/20 khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,6% svck trong Q4/21, cải thiện mạnh mẽ so với mức giảm 5,5% svck trong Q3/21 và tương đương với mức tăng trưởng trong Q4/20.
Lạm phát được kiểm soát tốt
Lạm phát Việt Nam đã giảm xuống 1,8% svck trong tháng 10 (so với mức tăng 2,1% svck trong tháng trước). Trong năm 2021, lạm phát bình quân ở mức 1,8% svck, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là 4,0%.
Đón chờ các gói kích thích tài khóa
Vào ngày 11/01/2022, Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 342.050 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,2% GDP năm 2021 của Việt Nam. Gói kích thích kinh tế bao gồm: các khoản chi tiêu của Chính phủ để nâng cấp hệ thống y tế, phúc lợi xã hội, hỗ trợ việc làm, miễn giảm thuế phí (giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT) và các gói đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
Khởi động lại cỗ máy tăng trưởng
Sau khi mất đà tăng trưởng trong Q3/21, kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng quay trở lại “trạng thái bình thường mới” với tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao và từng bước mở cửa nền kinh tế. Chúng tôi dự báo GDP năm 2022 tăng 7,5% svck, được thúc đẩy bởi bốn động lực chính: hoạt động sản xuất và xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng; FDI vẫn là điểm sáng trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh; và cầu nội địa phục hồi nhờ gói kích thích kinh tế sắp triển khai. Chúng tôi nhận thấy rủi ro vĩ mô lớn nhất là áp lực lạm phát gia tăng do cả 2 yếu tố chi phí đẩy và cầu kéo trong năm 2022. Các rủi ro khác bao gồm sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến xuất khẩu và khả năng xuất hiện của các biến thể mới

Đọc báo cáo chi tiết tại đây.