Hợp tác cùng phát triển

Định giá trái phiếu với 3 cách “cân đo đong đếm” lãi suất cực đơn giản

Góc nhìn chuyên gia 04/03/2021    21415

Chia sẻ

Định giá trái phiếu là nhiệm vụ của nhà định giá. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà đầu tư trên thị trường tài chính hay một trái chủ thì bạn cũng cần phải biết cách xác định giá của trái phiếu như thế nào để xác định thời điểm tốt cho mua/bán. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tính lãi suất nhanh gọn, từ đó có thể tính được giá trái phiếu một cách dễ dàng hơn.

Nào hãy cùng VNDIRECT điểm qua thông tin nhé.

Định giá trái phiếu và những điều cần biết khi tham gia thị trường tài chính 

Định giá trái phiếu là xác định giá trị thực (hay giá trị kinh tế) của một loại trái phiếu. Giá trị này bằng với giá trị hiện tại của một dòng tiền được kỳ vọng sẽ nhận được ở tương lai. Quá trình xác định giá của trái phiếu thông thường sẽ được tính theo 3 bước dưới đây:

  • Ước tính giá trị dòng tiền được kỳ vọng sẽ được nhận trong tương lai.
  • Xác định tỷ suất hợp lý dùng để chiết khấu dòng tiền.
  • Bằng tỷ suất chiết khấu, tính giá trị được kỳ vọng của dòng tiền trong tương lai.

Định giá trái phiếu

Lãi suất chiết khấu của dòng tiền dùng để định giá vừa là lãi suất của một trái phiếu cụ thể trên thị trường, vừa là lãi suất được nhà đầu tư yêu cầu, thường được tính bẳng tổng của lãi suất trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn ở thời điểm đáo hạn với phần bù rủi ro. Khi giá trị trái phiếu thay đổi thì đồng nghĩa với tỷ suất chiết khấu trái phiếu cũng thay đổi. Cụ thể là giá trị của trái phiếu tỷ lệ nghịch với tỷ suất trái phiếu. Khi tỷ suất trái phiếu tăng thì giá trị trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Khi trái phiếu gần đến ngày đáo hạn thì giá trị của nó sẽ tiến về gần hơn với mệnh giá.

3 cách “cân đo đong đếm” lãi suất để định giá trái phiếu siêu hiệu quả không nên bỏ qua

Bên cạnh khái niệm cũng như những điều cơ bản về định giá trái phiếu, ta có thêm 3 cách giúp xác định lãi suất, từ đó tính được giá của trái phiếu siêu đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng đi qua hết các mục sau để hiểu rõ hơn 3 cách tính lãi suất này nhé.

Định giá trái phiếu với lãi suất trái phiếu tương đương như thế nào?

Định giá trái phiếu với lợi suất trái phiếu tương đương (Bond equivalent yield) là một hình thức so sánh chứng khoán có khoản thu nhập không thường niên với chứng khoán có khoản thu nhập thường niên. Lợi suất trái phiếu tương đương sẽ chuyển lãi suất trái phiếu được chiết khấu hàng nửa năm, hàng quý, hàng tháng thành lợi tức hàng năm.

Công thức xác định lợi tức trái phiếu tương đương được thực hiện như sau:

Lợi tức trái phiếu tương đương = (mệnh giá trái phiếu – giá mua)/ (giá mua) x 365/ (ngày đáo hạn)

Tác động lãi suất tương đương đến định giá trái phiếu

Để hiểu hơn về cách định giá này, chúng ta cùng điểm qua ví dụ sau. Nếu bạn muốn mua trái phiếu với mệnh giá $1,000 với giá $900 và dự kiến ​​là sau 6 tháng bạn sẽ lời được $100 thì, từ công thức tính trên, ta sẽ được: $1,000 trừ $900 bằng $100. Tiếp theo, chia $100 cho $900 để có được lợi tức đầu tư là 11%. Ta lấy 11% nhân với 365 chia cho số ngày cho đến khi trái phiếu đáo hạn (một nửa của 365). Suy ra, lợi suất tương đương của trái phiếu là 22%.

Định giá trái phiếu cực hiệu quả với cách tính lãi suất phần trăm hàng năm 

Cách tính thứ hai để định giá trái phiếu đó là tính lãi suất phần trăm hàng năm. Thuật ngữ tỷ lệ lãi suất hàng năm (Annual Percentage Rate – APR) được sử dụng để đề cập đến lãi suất người vay phải trả cũng như trả cho các nhà đầu tư hàng năm. APR được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm chi phí vốn thực tế trong suốt thời hạn khoản vay hoặc thu nhập kiếm được từ khoản đầu tư mỗi năm. Lãi suất phần trăm hàng năm bao gồm luôn cả khoản phí hoặc chi phí bổ sung liên quan đến giao dịch nhưng không tính gộp.

Công thức tính lãi suất phần trăm hàng năm được tính như sau:

APR = ((((Phí + Lãi)/ Tiền gốc)/ n) x 365) x 10

(Trong đó:  n là số kỳ trong một năm áp dụng tỷ lệ định kỳ)

Có 3 loại lãi suất phần trăm hàng năm. Đó là APR cố định, APR thả nổi và APR theo từng cấp.

  • APR cố định: như tên gọi của nó thì lãi suất phần trăm hàng năm này không thay đổi trong thời hạn khoản vay.
  • APR thả nổi: APR này có thể thay đổi theo ngày, điều này người vay khó có thể nắm rõ mức lãi suất mà họ phải trả. Nó cũng tác động một phần đến việc định giá trái phiếu của nhà đầu tư.
  • APR theo từng cấp: Khi mức nợ vay của nhà đầu tư giảm xuống, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào khoản nợ của bạn đang có.

Định giá trái phiếu bằng lãi suất phần trăm hàng năm

Giúp nhà đầu tư định giá trái phiếu bằng lãi suất thực hưởng cực đơn giản

Lãi suất thực hưởng là một cách giúp nhà đầu tư xác định lãi suất để định giá trái phiếu thành công. Lãi suất thực hưởng (Effective Annual Rate – EAR) là loại lãi suất nhà đầu tư thực sự hưởng (nếu gửi tiết kiệm) hoặc thực sự trả (nếu vay) do kết quả được tính gộp trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất thực hưởng hay còn gọi là lãi suất hiệu quả hay tỉ lệ tương đương hàng năm.

Để tính lãi suất thực hưởng theo năm cho các loại kì hạn dưới 1 năm, có thể áp dụng công thức sau:

Lãi suất thực hưởng theo năm= (((1 x (lãi suất danh nghĩa tính theo năm/ số kỳ tính lãi trong năm)) ^ số kỳ tính lãi trong năm) – 1

Định giá trái phiếu bằng lãi suất thực hưởng

Trong thực tế nhiều trường hợp, lãi suất được tính theo năm nhưng để cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác hoặc để thu hút nhà đầu tư, người ta có thể đưa ra chính sách trả lãi nhiều lần theo phương thức tính lãi nhập vốn theo nửa năm, quý, tháng,… Và trường hợp này, lãi suất được quy định trên trái phiếu chỉ là lãi suất danh nghĩa.

Thông tin thêm về lãi suất trái phiếu DBOND tại VNDIRECT, vui lòng nhấn TẠI ĐÂY

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn định giá trái phiếu với 3 cách tính lãi suất cực đơn giản trên thị trường. Nếu như bạn đang có ý định đầu tư vào thị trường tài chính thì việc hiểu rõ hơn về giá trị thực của trái phiếu sẽ giúp các bạn giao dịch tốt hơn. Tuy được đánh giá là cách đầu tư ít rủi ro nhất nhưng bạn vẫn phải trang bị kiến thức cho bản thân để tránh được những sai lầm đáng tiếc nhé.