Hợp tác cùng phát triển

Thị trường trái phiếu Việt Nam mở cửa cho trái phiếu xanh trong năm 2021

Góc nhìn chuyên gia 13/08/2021    7317

Chia sẻ

Không chỉ riêng thị trường trái phiếu Việt Nam, trên thế giới, trái phiếu xanh được xem là công cụ đắc lực để doanh nghiệp huy động vốn, phục vụ cho những dự án mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội. Qua đây, chúng tôi xin gửi đến Quý nhà đầu tư khái niệm và nguyên tắc phát hành trái phiếu xanh. Đồng thời, những thông tin về nhu cầu sử dụng trái phiếu này tại Việt Nam cũng sẽ được nhắc đến trong bài viết sau.

Thị trường trái phiếu Việt Nam có tiềm năng phát triển bền vững nhờ trái phiếu xanh

Trái phiếu xanh đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia, đây sẽ là kênh gọi vốn dành cho những nhà đầu tư bền vững, đặc biệt là trong thời điểm mà môi trường được đặc biệt chú trọng như hiện nay. Vậy, trái phiếu xanh là gì?

Trái phiếu xanh

Thị trường trái phiếu Việt Nam giúp nhà đầu tư hiểu đúng về định nghĩa trái phiếu xanh

Trái phiếu xanh là một loại chứng khoán trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Vai trò của nó là xoay vốn cho những dự án mang đến lợi ích cho môi trường. Theo đó, những doanh nghiệp huy động vốn phải cam kết dồn hết công sức để thực thi các dự án nhằm bảo vệ môi trường khỏi các tác động của biến đổi khí hậu.

Trái phiếu xanh là gì

Đơn vị phát hành trái phiếu xanh là chính phủ, các ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính quốc tế và một số công ty nhỏ lẻ. Tại Việt Nam, trái phiếu xanh được bảo lãnh bởi Chính phủ và sử dụng như một nguồn tài trợ cho các dự án về thủy lợi, điện gió và năng lượng mặt trời.

Thị trường trái phiếu Việt Nam tuân thủ 4 nguyên tắc phát hành trái phiếu xanh

Khi phát hành trái phiếu xanh trên thị trường trái phiếu Việt Nam, các doanh cần phải tuân thủ 4 nguyên tắc của thị trường vốn quốc tế ICMA. Cụ thể:

  1. Mục đích sử dụng vốn từ việc phát hành trái phiếu phải được công khai rộng rãi để mọi nhà đầu tư có thể theo dõi.
  2. Đơn vị phát hành cần chứng minh các dự án có đủ điều kiện sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh. 
  3. Số tiền có được sau khi phát hành trái phiếu xanh cần được quản lý một cách chặt chẽ
  4. Tổ chức phát hành có nhiệm vụ báo cáo và thường xuyên cập nhật về việc sử dụng nguồn tiền từ việc huy động vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tận dụng các chỉ báo định lượng, định tính để đánh giá hiệu quả của dự án. 

Quy tắc phát hành trái phiếu xanh

Ngoài ra, doanh nghiệp ICMA cũng khuyến nghị doanh nghiệp nên có 1 bên trung gian thực hiện công việc thẩm định trái phiếu theo nhiều hình thức như tư vấn, xếp hạng tín nhiệm và thẩm định để đảm bảo độ uy tín của trái phiếu.

Nhìn chung, để gọi vốn thành công cho trái phiếu xanh, các doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu Việt Nam cần nắm được cách thức phát hành, cách quản lý dòng tiền và đảm bảo tính minh bạch của các dự án môi trường. Một lợi thế của các đơn vị phát hành trái phiếu xanh là không phải thế chấp tài sản để thế chấp ngân hàng và lãi suất phải trả theo cam kết cũng thấp hơn thông thường.

Theo báo cáo từ Tổ chức Tài chính quốc tế IFC, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh trong năm 2019 đạt 52 tỷ USD, tức tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trái phiếu này đặc biệt thu hút các nhà đầu tư cá nhân, quỹ hưu trí và các công ty quản lý tài sản. Vậy, nhu cầu phát hành trái phiếu xanh của các đơn vị này là gì? Có phải nó chỉ dừng lại ở việc thực thi các dự án về môi trường?

Thị trường trái phiếu Việt Nam tận dụng trái phiếu xanh để phát triển kinh tế bền vững

Thị trường trái phiếu Việt Nam sử dụng trái phiếu xanh như một công cụ phục vụ cho hình thức cho vay dài hạn. Cụ thể, theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, từ năm 2012, nước ta đã có những hoạch định về tài chính xanh và các sản phẩm để xây dựng nguồn tài chính cho sự tăng trưởng xanh.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, mọi chính sách về việc phân phối trái phiếu xanh trên thị trường đều hướng đến mục tiêu duy nhất là huy động vốn để thực hiện các dự án xanh. Về sau, dưới sự hỗ trợ của thị trường trái phiếu, các doanh nghiệp phát hành được củng cố sức mạnh để phát triển lâu dài và bền vững hơn nhờ vào trái phiếu xanh.

Thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển bền vững

Chưa dừng lại ở đó, trái phiếu xanh trở thành công cụ đắc lực để tái tạo lại các doanh nghiệp nhỏ, vừa tại Việt Nam. Theo thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam lên đến 98%. Nhờ trái phiếu xanh, những đơn vị này có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tái tạo cho nền kinh tế nước nhà từ việc cải tiến về công nghệ.

Để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng xanh, 4 ngân hàng lớn tại Việt Nam là Vietcombank, BIDV, Agribank và Sacombank đã đưa ra chương trình tín dụng với giá trị lên đến 100 triệu USD, áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi phí cho các khoản vay được cung cấp cho các doanh nghiệp này thấp hơn từ 1 đến 3% so với thị trường. Đến nay, số lượng dự án năng lượng tái tạo, quản lý chất thải và nông nghiệp hữu cơ đã nhận được tổng số tiền cho vay là 26 triệu USD.

Trên là tất cả thông tin về trái phiếu xanh trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Qua đó, mong rằng những nhà đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn hướng đi bền vững sẽ tìm được công cụ giúp ích cho mình trong tương lai.

>> Xem thêm về 3 lý do nên chọn Trái phiếu công ty xanh tại Việt Nam TẠI ĐÂY