Kết quả kinh doanh Quý 3/2022 – Tăng trưởng lợi nhuận không như kì vọng
La bàn đầu tư - Chiến lược đầu tư đa kênh tài sản 10/11/2022 1068
- Lợi nhuận ròng toàn thị trường trong Q3/22 tăng 17,4% svck, cao hơn mức tăng trưởng 11,3% svck trong Q2/22.
- Trong số các công ty đã công bố KQKD 9T22 thuộc phạm vi theo dõi của chúng tôi, đã có nhiều sự thất vọng hơn là sự khả quan ngoài mong đợi, khi mà 33% doanh nghiệp không đạt kỳ vọng của chúng tôi.
Tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường đã cao hơn trong Q3/22
Theo ước tính của chúng tôi, tổng lợi nhuận (LN) ròng của các công ty niêm yết trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCOM) trong Q3/22 đã tăng 17,4% svck, cao hơn so với Q2/22 (+11,3% svck), nhưng vẫn thấp hơn một chút so với Q3/21 (+18,9% svck). Trong 9T22, LN ròng toàn thị trường tăng 21,4% svck, sát với dự báo của chúng tôi là 23% svck cho cả năm 2022. Trong số các công ty đã công bố KQKD 9T22 thuộc phạm vi theo dõi của chúng tôi, 50,0% theo sát dự phóng của chúng tôi, trong khi 16,7% vượt dự báo và 33,3% không đạt kỳ vọng.
Ngân hàng, Bất động sản và Vận tải đóng góp nhiều nhất cho đà tăng
LN ròng của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh 59,2% svck trong Q3/22 nhờ (1) lợi nhuận ròng của BID phục hồi (158% svck), chiếm 12% ngành Ngân hàng; (2) áp lực dự phòng giảm. Ngành Bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng Q3/22 dương (+42,5% svck) lần đầu tiên kể từ Q3/21, nhờ lợi nhuận ròng của KBC (1.919 tỷ đồng) và VIC (1.947 tỷ đồng) tăng mạnh trong Q3/22, so với mức âm lần lượt 68 tỷ đồng/351 tỷ đồng trong Q3/21. LN ròng ngành Vận tải (cảng biển và logistics) tiếp tục xu hướng tăng kể từ Q1/22 (+33,1% svck), Q2/22 (+116,6% svck) và Q3/22 (+340,6% svck). Doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất là ACV (sân bay), đạt 2.397 tỷ đồng LN ròng Q3/22 (so với khoản lỗ 855 tỷ đồng trong Q3/21). Ngân hàng, Bất động sản và Vận tải đã cùng nhau đóng góp 30,4% vào tăng trưởng lợi nhuận ròng Q3/22 của toàn thị trường.
Giai đoạn khó khăn hơn cho các công ty ngành Thép và Chứng khoán
Các công ty sản xuất thép niêm yết đã ghi nhận khoản lỗ ~4.500 tỷ đồng trong Q3/22 do chi phí hàng tồn kho cao, giá bán thấp và lỗ tỷ giá tăng. Còn LN ròng các công ty chứng khoán đã sụt giảm mạnh 68,1% svck trong Q3/22, do thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 40,9% svck trong Q3/22 và thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hứng chịu tâm lý tiêu cực sau nhiều đợt vi phạm.
Biên LN gộp giảm trên diện rộng, tỷ lệ đòn bẩy cải thiện
Biên LN gộp Q3/22 toàn thị trường (ngoại trừ ngân hàng) giảm đáng kể xuống 15,5% từ 19,7% trong Q3/21. Tỷ lệ đòn bẩy của thị trường (ngoại trừ ngân hàng) đã giảm dần kể từ Q1/22. Chúng tôi ước tính tổng dư nợ của các doanh nghiệp niêm yết giảm 0,9% so với quý trước, nhưng tăng 7,7% svck. Làn sóng mua lại TPDN trong 3 tháng qua có thể phần nào giải thích cho sự sụt giảm này. Theo đó, chi phí sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp niêm yết giảm xuống 5,8% trong Q3/22 từ mức 6,1% trong Q2/22, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình năm 2021 là 5,5%
.
Đọc báo cáo chi tiết tại: Đây