Hợp tác cùng phát triển

POW – Kết quả kinh doanh 2019 như kỳ vọng – Cập nhật

Báo cáo phân tích DN 14/02/2020    1786

Chia sẻ

  • Lợi nhuận ròng cả năm tăng 29,6% sv cùng kỳ, đạt 2.491 tỷ đồng, hoàn thành 95,4% dự báo của chúng tôi.
  • POW có thể tiếp tục được hưởng lợi từ tình trạng thiếu điện của Việt Nam trong năm 2020; lợi nhuận ròng 2020 dự phóng tăng 17,0% sv cùng kỳ.
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu hạ xuống còn 16.700 đồng/cp.

Giá Thị trường

Giá Mục tiêu

Tỷ suất cổ tức

Khuyến nghị

Nghành

VND 10.550

VND 16.700

0%

KHẢ QUAN

Điện

Lợi nhuận ròng 2019 tăng 29,6%, sát với dự báo của chúng tôi

Trong Q4/2019 TCT Điện lực Dầu khí (POW) ghi nhận sản lượng điện tăng 23,1% sv cùng kỳ đạt 6,1 tỷ kWh, với doanh thu 9.182 tỷ đồng (+16,6% sv cùng kỳ). Sản lượng tăng cao chủ yếu nhờ tăng trưởng sản lượng tại nhà máy Vũng Áng 1 (VA 1). Tuy nhiên LN ròng Q4/2019 đạt 268 tỷ đồng, giảm 5% sv cùng kỳ do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp 3 trên cơ sở trích lập dự phòng ~401 tỷ đồng cho khoản phải thu quá hạn từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Doanh thu và lợi nhuận ròng 2019 đạt lần lượt 35.421 tỷ đồng và 2.837 tỷ đồng, tăng lần lượt 8,4% và 24,1% sv cùng kỳ. LN ròng 2019 hoàn thành 95,4% dự báo của chúng tôi.

Hưởng lợi từ tình trạng thiếu điện trầm trọng ở Việt Nam

Trong khi các nhà máy thủy điện hiện tại đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tác động El Nino lên mực nước hồ chứa thì các nhà máy nhiệt điện có thể được hưởng lợi nhờ sự thiếu hụt trong nguồn cung điện. Vì vậy chúng tôi kỳ vọng POW có thể tận dụng được cơ hội này để gia tăng sản lượng huy động trong giai đoạn 2020-21. Chúng tôi dự báo DT thuần và LN ròng 2020 của POW đạt 39.260 tỷ đồng và 2.916 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,8% và 17,1% sv cùng kỳ nhờ vào việc giá bán điện bình quân năm 2020 tăng 13,2% sv cùng kỳ khi hai nhà máy Cà Mau 1 & 2 (CM 1&2) tham gia vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh (CGM). Ngoài ra những lo ngại về nguồn cung cũng được giảm thiểu nhờ 1) nguồn cung than nhập khẩu, và 2) các mỏ khí mới đi vào hoạt động như Sao Vàng Đại Nguyệt (từ Q4/2020).

Điều chỉnh tăng dự phóng EPS 2020-22 do giảm nợ vay ngoại tệ

Tốc độ trả nợ ngoại tệ của POW nhanh hơn so với dự kiến của chúng tôi. Cụ thể cuối năm 2019 khoản nợ ngoại tệ chỉ còn 9.306 tỷ đồng, tương đương mức giảm 35,7% sv đầu năm. Vì vậy chúng tôi hạ dự báo khoản lỗ tài chính do tỷ giá trong giai đoạn 2020-22 từ 9,5-41,7%, qua đó giúp nâng EPS dự phóng 2020-2022 thêm 0,8-4,7%.

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu giảm xuống 16.700 đồng/cp

Chúng tôi hạ giá mục tiêu còn 16.700 đồng/cp dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp DCF và phương pháp EV/EBITDA 5,5x với tỷ trọng bằng nhau (EV/EBITDA mục tiêu giảm từ 7,7x xuống 5,5x, dựa trên EV/EBITDA bình quân khu vực năm 2020). Chúng tôi cho rằng đà giảm giá cổ phiếu POW gần đây đã phản ánh lo ngại về nguồn cung đầu vào, quá trình đám phán lại các hợp đồng PPA chưa có kết quả, và đà giảm chung của thị trường do dịch covid-19. Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan do POW vẫn là một lựa chọn tốt trong ngành điện trong bối cảnh thiếu điện ở Việt Nam và kế hoạch mở rộng công suất nhà máy thêm 35,7% trong giai đoạn 2020-24. (đầu tư nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4). Rủi ro giảm giá bao gồm 1) nguồn cung than và khí thiếu ổn định, và 2) rủi ro kỹ thuật trong vận hành nhà máy.

Xem thêm báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY