Hợp tác cùng phát triển

Tình trạng sức khỏe tài chính của bạn có đang ở mức báo động?

Góc nhìn chuyên gia 20/01/2021    2929

Chia sẻ

Sức khỏe tài chính là khái niệm quen thuộc với nhiều nhà đầu tư. Tuy vậy nhiều người hiện nay vẫn khá lơ là và xem nhẹ nó. Vậy có những cách nào giúp kiểm tra và duy trì tài chính hiệu quả? Đọc hết bài viết để tìm câu trả lời nhé.

Bạn đã bao giờ kiểm tra sức khoẻ tài chính của chính mình chưa?

Sức khỏe tài chính (Financial Health) được nói một cách nôm na và gần gũi đó là các khoản tiền để dành, tiền nghỉ hưu, tiền dự phòng hay tiền kiếm được chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nó tạo một sự tác động đến tình hình kinh tế cũng như cuộc sống của bản thân mỗi người. Chính vì vậy, dành thời gian để tập trung vào xây dựng kế hoạch cho bản thân là một điều cần thiết để giúp sớm đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai và đảm bảo rằng bạn sẽ ứng phó kịp thời với những rủi ro.

“Sức khỏe” tài chính cá nhân thường được đo lường bằng nhiều cách khác nhau với nhiều chỉ số khác nhau. Trong bài viết này VNDIRECT tổng hợp 4 chỉ số quan trọng cho việc đo lường “thể trạng” tài chính của bạn. Hãy cùng khám phá!

Sức khỏe tài chính của bạn có khoẻ không?

3 sai lầm khi quản lý sức khỏe tài chính cá nhân khiến bạn mãi không khá lên được

Cũng giống như kiểm tra sức khỏe bản thân định kỳ, kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân giúp mỗi người hiểu rõ hơn về tình trạng tài chính của mình, phát hiện ra những “lỗ hổng” và kịp thời “cứu chữa” hay phòng tránh những rủi ro không đáng. Có nhiều người luôn thắc mắc tại sao những người khác dễ dàng giàu có trong khi hiện trạng tài chính của mình luôn giậm chân tại chỗ thì đây là 3 “thủ phạm” khiến tình trạng tài chính của bạn “kiệt quệ” nhé.

  1. Đặt mục tiêu tài chính quá cao: Tự đặt mục tiêu tài chính quá cao khiến bản thân khó đạt được. Điều này dẫn đến tâm lý chán nản, dễ từ bỏ mục tiêu, từ đó dễ khiến bản thân buông thả trong vấn đề tài chính.
  2. Đặt mục tiêu quá chung chung: Đây là vấn đề dễ mắc phải trong việc kiểm soát sức khỏe tài chính cá nhân. Việc đặt mục tiêu tài chính không cụ thể khiến bạn không nghiêm chỉnh chấp hành, từ đó giảm hiệu quả mục tiêu.
  3. Lười suy nghĩ và tính toán cho mục tiêu: Nếu bạn muốn quản lý tình trạng sức khỏe của bản thân mà lại lười tính toán hay tính toán hời hợt sẽ cản trở việc thực hiện kế hoạch quản lý tài chính của bản thân.

Vì vậy, hiểu tình trạng tài chính của bản thân để có thể lên những kế hoạch rõ ràng, thực tế là một việc vô cùng quan trọng để kinh tế của bạn luôn trong trạng thái ổn định.

Điểm mặt 4 chỉ số hữu ích giúp bạn đánh giá sức khỏe tài chính cực hiệu quả

Mỗi chỉ số tài chính sẽ cung cấp những đặc điểm riêng biệt về tình trạng sức khỏe tài chính. Kết hợp nhiều chỉ số lại với nhau, ta sẽ phân tích và tiết lộ nhiều đặc điểm khác nhau trong tình hình tài chính. Cùng điểm qua 4 chỉ số dưới đây nhé.

Chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính

  • Khoản thu nhập cố định: Khoản thu nhập đủ chi tiêu cho những chi phí thiết yếu trong cuộc sống là yếu tố đầu tiên để khẳng định rằng, bạn đã và đang dần xây dựng sức khỏe thành công cho nguồn tài chính của mình. Bạn nên cố gắng duy trì nó qua mức thu nhập hằng tháng, tiền lương… Khoản phí đổ vào tài khoản đều đặn, và trong kế hoạch chi tiêu báo hiệu chỉ tiêu tài chính ở bước đầu ổn định .
  • Khoản thu nhập thụ động: Khái niệm này có lạ lẫm với bạn? Thực chất nó rất gần gũi và có thể bạn đang thực hiện và đang trong quá trình phát triển nó. Những công việc như đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu hay kinh doanh bất động sản, gửi sổ tiết kiệm… là những dạng của khoản thu nhập này. Nó là 1 phần đánh giá tình trạng sức khỏe tài chính của mỗi cá nhân. Từ số tiền lương tháng kể trên, bạn trích 10% trong quỹ để mua cổ phiếu và thu về lợi nhuận… Không để nguồn tiền “nhàn rỗi” thành tiền chết, hãy biến nó thành nguồn “dồi dào” và bạn chỉ cần ngồi theo dõi và nhận tiền “thụ động”..
  • Quỹ dự phòng khẩn cấp: Đây cũng là một yếu tố xem xét rằng bạn đang ở trong điều kiện như thế nào, có ổn định tài chính không. Và hãy lập quỹ dự phòng, vì bạn sẽ không biết được những biến cố nào có thể xảy ra với mình. Khi đó, bạn luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với bất kì rủi ro nào.
  • Mục tiêu tài chính cá nhân trong ngắn hạn và cả dài hạn: Khi bạn lên những kế hoạch tài chính cho bản thân, bạn sẽ kiểm soát được dòng tiền và những khoản chi tiêu của mình. Hãy lên kế hoạch cụ thể như mỗi tháng sẽ trích 10% để mở sổ tiết kiệm, sau 5 năm sẽ mua được xe, 10 năm sẽ mua được nhà. Càng chi tiết thì bạn sẽ càng có động lực để hiện thực hóa nó hơn. Đây cũng là một cách giúp bạn đánh giá khả năng tài chính của mình.

Tóm lại, 4 chỉ số vừa nêu trên như một thước đo tương đối chính xác cho đánh giá tình trạng tài chính của bạn ở hiện tại lẫn tương lai. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn trong cách định hướng kiểm tra sức khoẻ tài chính, đừng lo hãy đến với VNDIRECT- dịch vụ đánh giá và kiểm tra nhanh chỉ trong vòng 5s sẽ hỗ trợ bạn và cho những lời khuyên thiết thực nhất từ các chuyên gia đầu ngành. Truy cập ngay đường link https://suckhoetaichinh.vndirect.com.vn/ để nhận ngay kết quả!

Có những giải pháp đánh giá và cải thiện sức khỏe tài chính nào mà bạn đã áp dụng?

Nếu đã quan tâm và kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân của bạn khỏe mạnh như thế nào, thì chắc hẳn bạn cũng xác định được tầm quan trọng của việc tìm giải pháp để duy trì độ khỏe mạnh ấy. Một khoản tiền đủ và dư để bạn vừa xoay sở những chi phí thiết yếu trong cuộc sống, vừa để bạn “đối mặt” với những rủi ro bất ngờ là minh chứng đơn giản cho một tình trạng tài chính khỏe mạnh. Sau đây sẽ là một vài cách để bạn thực hiện nâng cao “sức khoẻ”:

  • Giảm nợ nần và những chi tiêu không cần thiết: Giảm nợ, thậm chí là không có bất kỳ khoản nợ nần nào là điều tiên quyết để đánh giá một tình trạng tài chính tốt. Bên cạnh đó, giảm chi tiêu và cắt những khoản chi không cần thiết sẽ giúp cho ví của bạn luôn chắc và luôn “rủng rỉnh” tiền, và có đủ tài chính để cho những mục đích lớn hơn.
  • Tạo thêm nhiều nguồn thu nhập thụ động để đánh giá sức khỏe tài chính luôn vững mạnh: Ngoài việc giảm nợ và giảm chi tiêu cho những thứ không cần thiết, bạn còn có thể tìm cách để tăng thêm những khoản thu nhập bằng cách đầu tư hay làm thêm nghề tay trái…. Khi đã có khoản tiền thu vào lớn hơn chi phí bỏ ra, chắc chắn bạn đã thành công về tự do tài chính rồi đấy.

Giải pháp để sức khỏe tài chính khoẻ mạnh

  • Lập quỹ khẩn cấp cho bản thân: Quỹ dự phòng khẩn cấp là yếu tố khá quan trọng vì bạn sẽ không biết những rủi ro nào sẽ ập đến. Số tiền này sẽ giúp bạn không phải đi vay mượn nếu có trường hợp xấu xảy ra. Cố gắng lập cho mình một ngân quỹ có giá trị bằng 2-3 lần thu nhập hàng tháng. Điều này sẽ giúp cho đánh giá tài chính cá nhân “mạnh khỏe” hơn rất nhiều và bạn cũng có thể an tâm hơn. Hãy đưa khoản tiền này vào một tài khoản và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.

Vừa rồi, bài viết đã tổng hợp cho bạn những kiến thức chung về sức khỏe tài chính cá nhân cũng như giới thiệu đến bạn 1 công cụ kiểm tra tình trạng tài chính hiệu quả. Đừng quên truy cập vào đường link để biết kinh tế của bản thân đang “khỏe mạnh” đến mức nào, từ đó có những định hướng đầu tư đúng hơn trong tương lai nhé.