Tiết kiệm đầu tư có phải là 1 trong 4 cách để bạn vững tin bước vào đầu tư?
Góc nhìn chuyên gia 20/01/2021 1733
Tiết kiệm đầu tư là một trong những phương pháp thông minh giúp bạn “giữ” tiền một cách an toàn và vững tâm hơn khi bước vào “cuộc chiến”. 4 nguyên tắc nhất định phải ghi nhớ trong đầu tư chính là hiểu được tình hình tài chính, xác định được mục tiêu, nhận diện người bạn đồng hành đáng tin cậy và cuối cùng là thiết lập kỷ luật đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ là “kim chỉ nam” cho bạn vững vàng trên “hành trình” tìm kiếm lợi nhuận, tự tin đầu tư hơn. Vì thế, đừng vội lướt qua nhé!
Tiết kiệm đầu tư là 1 trong 4 cách để bước vào đầu tư một cách tự tin
Tiết kiệm đầu tư là 1 trong những yếu tố làm nên quy tắc đầu tư. Bước này rất quan trọng vì nó sẽ là cơ sở để bạn thực hiện ước mơ làm giàu của mình. Tuy nhiên, trong chặng đường chuẩn bị còn 3 quy tắc khác. Vậy 3 quy tắc ấy là gì? Hãy cùng nhau tìm ẩn số này nhé.
Quy tắc 1: Khởi động “bộ máy” tiết kiệm đầu tư với sự đo lường sức khỏe tài chính
Trước khi bắt đầu đầu tư, bạn cần phải biết nguồn tiết kiệm đầu tư của mình đang ở mức nào. Việc xác định tình trạng tài chính cá nhân là bước đệm quan trọng cần phải thực hiện. “Từ khóa” cần ghi nhớ trong hoạch định tài chính cá nhân là SMART. Tức là, specific (cụ thể), measurable (có khả năng đo lường), attainable (tính khả thi, có thể thực hiện được), realistic (tính thực tế) và time-based (thời gian đặt ra để đạt mục tiêu).
Phương pháp đầu tiên để khám và tăng cường sức khỏe tài chính đó là “6 chiếc hũ” của T. Harv Eker. Với phương pháp này, chuyên gia yêu cầu bạn chia thu nhập hằng tháng thành 6 phần với những chức năng riêng biệt sau đây:
- 55% cho khoản chi tiêu thiết yếu hằng ngày
- 10% để phát triển bản thân như mua tập sách, tài liệu, đồ dùng học tập
- 10% cho các quỹ tiết kiệm dài hạn và ngắn hạn
- 10% để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của bản thân như mua sắm, giải trí hay du lịch
- 10% cho các hoạt động đầu tư
- 5% còn lại dành cho hoạt động thiện nguyện
Phương pháp thứ 2 được nhắc đến là Quy tắc 50/30/20. Hình thức này mang cùng tính chất với “6 chiếc hũ”, tuy nhiên các phần trăm cho từng hạng mục sẽ được phân chia theo cách khác. Cụ thể như sau:
- 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, tiền ăn uống và điện nước
- 30% đáp ứng nhu cầu giải trí như gặp gỡ bạn bè, đi xem phim hay du lịch
- 20% còn lại dành cho các khoản chi tài chính như tiết kiệm và đầu tư
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, để sức khỏe tài chính được đảm bảo, hãy tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy tắc. Đừng để bản thân bị tác động bởi bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào bạn nhé!
Quy tắc 2: “Vượt chướng ngại vật” tiết kiệm đầu tư để tiến đến hành trình đầu tư vững chắc
Sự thành công của kế hoạch tiết kiệm đầu tư được xây dựng từ việc hoạch định mục tiêu chính xác. Nhờ đó, bạn có thể biết được đâu là lĩnh vực xứng đáng để “rót tiền vào”. Yếu tố này được xác định bằng biểu mẫu câu hỏi sau:
- Thu nhập hằng năm của bạn là bao nhiêu?
- Chi tiêu trung bình hằng năm của bạn như thế nào?
- Ý định đầu tư của bạn là gì?
- Khi nào bạn sẽ rút tiền?
- Lĩnh vực dự định chọn hiện nay có đang hot không, có tiềm năng không?
- Bạn có xu hướng đầu tư ngắn hạn hay dài hạn?
- Mức độ hiểu biết của bạn về sản phẩm đầu tư?
Mỗi cá nhân sẽ có cách trả lời khác nhau và tùy vào sức khoẻ tài chính như thế nào để tìm ra mục tiêu cho riêng mình. Ví dụ, một người dự định mua nhà trong 5 năm sẽ thiết lập danh mục đầu tư ngắn hạn để tăng trưởng vốn nhiều nhất có thể. Ngược lại, người cần đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm nữa sẽ chọn xây dựng danh mục đầu tư dài hạn để thiết thực và an toàn hơn.
Mục tiêu này có thể thay đổi tùy vào từng giai đoạn cũng như những chuyển biến bất ngờ trong cuộc sống. Vì thế, nhà đầu tư cần đánh giá lại các danh mục thường xuyên và thay đổi chúng để phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Quy tắc 3: “Tăng tốc” tiết kiệm đầu tư cùng người bạn đồng hành đáng tin cậy
Sau khi xác định ổn các khoản tiết kiệm đầu tư và mục tiêu đầu tư thì chúng ta sẽ chuyển sang cách thứ 3 chính là tìm bạn đồng hành. Hành trình của bạn sẽ trở nên thú vị và dễ dàng hơn bao giờ hết nếu tìm đúng đối tượng tin cậy.
Bạn có thể tận dụng mối quan hệ bạn bè, những người làm trong ngành quen biết giới thiệu để nghe chia sẻ, học hỏi. “Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn”, vì vậy hãy cứ mạnh dạn theo đuổi và tích góp từ những người xung quanh nhé.
Hoặc giả, bạn có thể chọn bạn đồng hành lớn hơn, tham gia vào các khoá học đầu tư theo lĩnh vực mục tiêu mà bạn chọn theo đuổi. Đến với VNDIRECT ngoài các khoá học thì còn thiết lập cho bạn kỷ luật và lên chiến lược đầu tư. “Con đường DGO” là 1 ví dụ điển hình tiêu biểu cho hành trình đầu tư chắc chắn và thông minh “Kiến thức – Kỹ năng – Người bạn đồng hành”.
Truy cập ngay https://dgo.vndirect.com.vn để gặp gỡ người bạn đồng hành trung thành này nhé! “Con đường DGO” được thiết lập với 5 yếu tố then chốt : quỹ dự phòng, bảo hiểm, hưu trí, tích sản mục tiêu và đầu tư cơ hội hỗ trợ ngay từ đầu và đưa ra lộ trình đầu tư phù hợp với khả năng tài chính hiện tại. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ được cung cấp kho kiến thức khổng lồ hoàn toàn miễn phí với phí học 0 đồng và kênh thông tin phong phú.
Đặc biệt hơn nữa, khi tham gia, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm đầu tư thực tế cùng các chuyên gia hàng đầu của VNDIRECT. Họ sẽ luôn ở bên bạn trên hành trình dài nhằm củng cố sự an tâm và tối ưu tối đa khả năng sinh lợi.
Quy tắc 4: “Về đích” cùng tiết kiệm đầu tư với cách thiết lập kỷ luật nghiêm ngặt
Trong hành trình tự tin bước vào đầu tư nói chung, việc thiết lập cho mình kỷ luật “thép” là bí quyết cốt lõi giúp đạt được thành công trong thời gian sớm nhất.
- Đầu tiên, hãy kiềm chế bản thân trước những món đồ ưa thích nhưng không thật sự cần thiết, hoặc những cám dỗ “promotion” ưu đãi từ các trung tâm mua sắm. Hãy nghĩ đến đích rằng, bạn còn nhiều mục tiêu khác lớn hơn và bạn cần nhiều vốn để thực hiện, để chạm tay đến ngưỡng phát triển cao hơn. Hãy cố lập cho mình 1 giới hạn theo phương pháp tiết kiệm đầu tư, nếu vượt lố thì bạn nên tính toán và tiết chế lại, để tạo sự cân bằng.
- Thứ hai, khi bạn đã chọn được mục tiêu đầu tư thì hãy kiên trì và có kế hoạch cụ thể để trụ vững và phát triển nó. Thất bại là mẹ thành công, vì vậy bạn đừng vì những khó khăn ban đầu, hay những “cú vấp” ngã nhẹ mà từ bỏ đi cả quy trình bạn đã chuẩn bị. Những lúc khó khăn, bạn hãy tìm đến “người đồng hành đáng tin cậy” để nghe chia sẻ và tư vấn.
- Thứ ba, hãy nhớ rằng, người đồng hành chỉ là người góp ý cho bạn, đưa ra ý kiến và lời khuyên, vì thế bạn không được phụ thuộc hoàn toàn. Với vị trí của bạn, bạn cần phải sáng suốt, phân tích và nhận định, để biết đúng hay sai và thực hiện. Hãy tin tưởng 90%, nhưng 10% còn lại thì vào trực giác, hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm và quyết định. Nếu con đường khi bước vào đầu tư của bạn vẫn còn lối sáng, thì hãy nên theo kế hoạch và nhắm đến đích cuối cùng làm động lực để cố gắng.
Tiết kiệm đầu tư sẽ dễ dàng đạt được kết quả nếu Quý khách hàng hoạch định cho mình một chiến lược phù hợp. Chúc các nhà đầu tư sớm đạt được nguyện vọng trong cuộc sống!