Hợp tác cùng phát triển

TPB – Rủi ro phần nào đã được phản ánh – Cập nhật

Báo cáo phân tích DN 09/02/2023    645

Chia sẻ

  • Lợi nhuận (LN) ròng Q4/22 tăng 15,5% svck, theo đó tăng trưởng LN cả năm ghi nhận tăng 29,6% svck (hoàn thành 103,7% dự phóng của VND).
  • Tăng trưởng LN ròng của TPB dự kiến sẽ giảm tốc và đạt 16-18% svck trong giai đoạn 2023-24
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu là 31.000đ/cp.

Giá thị trường

Giá mục tiêu

Tỷ suất cổ tức

Khuyến nghị

Ngành

VND24.400

VND31.000

0,00%

Khả quan

                 Tài chính

KQKD 2022 phù hợp với dự báo của chúng tôi
LN ròng TPB trong Q4/22 tăng 15,5% svck nhờ tăng trưởng tín dụng ổn định và chi phí dự phòng giảm. Tín dụng tăng 14,3% so với đầu năm vào cuối 2022, trong đó cho vay bán lẻ tăng 23% (chiếm 58,3% dư nợ). Đáng chú ý, nhờ bộ đệm dự phòng dày sẵn có trước đó, TPB đã có ít áp lực hơn trong việc trích lập thêm dự phòng trong năm nay, khi chi phí dự phòng Q4/22 giảm 79,5% svck. LN ròng 2022 đạt 6.262 tỷ đồng (+29,6% svck), hoàn thành 103,7% dự phóng cả năm của VND.
Triển vọng ngành Ngân hàng 2023: con đường gập ghềnh phía trước
Việc NHNN tăng mạnh 200 điểm cơ bản lãi suất điều hành sẽ tác động tiêu cực đến NIM của các ngân hàng khi chi phí vốn tăng, trong khi lãi suất cho vay khó có thể theo kịp. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục khó khăn sẽ tác động xấu lên chất lượng tài sản cũng như là thanh khoản của các ngân hàng. Nhìn chung, chính sách tiền tệ thắt chặt và những bất ổn vĩ mô sẽ ảnh hưởng lên triển vọng ngành ngân hàng trong năm tới khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp và chi phí tín dụng tăng.
Theo đó tăng trưởng lợi nhuận ròng của TPB sẽ chậm lại…
Trước những khó khăn của ngành, tăng trưởng LN ròng sẽ chậm lại trong năm 2023-24 và đạt 16-18% svck trong 2023-24, do (i) tăng trưởng tín dụng chậm lại và đạt 10-12% (tăng trưởng kép 2020-22: 17%), (ii) NIM thu hẹp và (iii) tỷ lệ chi phí tín dụng tăng. Về dài hạn, TPB vẫn là một trong những ngân hàng dẫn đầu xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam nhờ vào lợi thế cạnh tranh rõ rệt khi tiên phong trong chuyển đổi số thông qua thủ tục cho vay đơn giản và tinh gọn. Hơn nữa, chất lượng tài sản tốt và hệ số an toàn vốn cao (CAR 2022: 13%) sẽ là bộ đệm vững chắc cho ngân hàng trong việc tăng trưởng vào những năm tới.
…tuy nhiên rủi ro đã phần nào được phản ánh
Việc thị trường điều chỉnh mạnh trong thời gian vừa qua đã đưa mức định giá của TPB về vùng rất hấp dẫn. Hiện tại, định giá của TPB chỉ đang ở mức 0,98 lần P/B 2023 (tương đương -2 độ lệch chuẩn trung bình 3 năm), dù sức khỏe nội tại và tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng vẫn duy trì tốt trong dài hạn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng những rủi ro nói trên đã phần nào được phản ánh. Rủi ro giảm giá gồm (i) lãi suất tăng cao hơn dự kiến, (ii) nợ xấu tăng cao hơn dự kiến, và (iii) khó khăn trên thị trường BĐS và TPDN tiếp tục kéo dài. Tiềm năng tăng giá: kế hoạch chia tổ tức bằng tiền mặt trong năm nay (2.500đ/cp).

Đọc báo cáo chi tiết tại: Đây