Hợp tác cùng phát triển

VPB – HĐKD hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận – Cập nhật

Báo cáo phân tích DN 12/11/2020    925

Chia sẻ

  • LN ròng Q3/20 của VPB đạt 2.252 tỷ đồng, gần như không thay đổi svck.
  • LN ròng 9T20 tăng mạnh 31% svck nhờ chi phí dự phòng giảm đáng kể, hoàn thành 91% dự phóng cả năm của chúng tôi.
  • Nâng khuyến nghị lên Khả quan và tăng giá mục tiêu lên 28.000 đồng/cp dựa trên giả định tăng trưởng cho vay cao hơn và dự phóng chi phí hoạt động giảm trong giai đoạn 2020-22.

Giá Thị trường

Giá Mục tiêu

Tỷ suất cổ tức

Khuyến nghị

Nghành

VND 23.750

VND 28.000

0%

KHẢ QUAN

Ngân hàng

Thu nhập lãi 9T20 tăng 5,3% svck do tín dụng tăng đột biến

VPB đạt 3.606 tỷ đồng thu nhập lãi trong 9T20 nhờ tăng trưởng tín dụng 16,5% svck mặc dù biên lãi suất (NIM) giảm 77 điểm cơ bản svck. NIM của toàn ngân hàng trong 9T20 giảm từ 9,3% xuống 8,5% trong 9T19 do tỷ trọng đóng góp nhỏ hơn trong cho vay hợp nhất của FE Credit. Tăng trưởng cho vay duy trì đà tăng 9% svck trong Q3/2020 sau khi VPB cơ cấu lại danh mục cho vay và sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng (bao gồm các khoản cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đối với VPB từ 13% lên 21,5% trong năm 2020. Do đó, chúng tôi điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng cho vay hợp nhất từ 7,4% lên 10,2% trong năm 2020.

Chi phí vận hành được kiểm soát tốt hơn nhờ số hóa

Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) của VPB giảm mạnh từ 34,7% trong 9T19 xuống 30,5% trong 9T20, đạt mức thấp nhất trong số các ngân hàng niêm yết nhờ tăng cường đầu tư vào mảng ngân hàng điện tử. VPB là đơn vị đầu tiên tuân thủ hoàn toàn các quy định về eKYC, cho phép khách hàng mở tài khoản và giao dịch trực tuyến trong thời gian ngắn. Đến cuối Q3/20, số lượng người dùng ngân hàng điện tử đạt 1,3 triệu người (+18% svck). Chúng tôi kỳ vọng công nghệ số hóa sẽ giúp VPB cải thiện hiệu quả hoạt động và duy trì mức CIR thấp (32%) trong giai đoạn 2020-2022.

Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 3,5% cuối Q3/19 lên 3,6% cuối Q3/20 do tỷ lệ nợ xấu của FE Credit tăng mạnh từ 5,2% cuối Q3/19 lên 6,5% cuối Q3/20. Chúng tôi cho rằng việc nợ xấu tăng lên là do tác động tiêu cực của đại dịch đối với phân khúc khách hàng phổ thông, vốn là phân khúc chính của công ty tài chính tiêu dùng này. Ngoài ra, dự phòng nợ xấu giảm từ 50% cuối Q3/19 xuống 48% cuối Q3/20 (thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE) trong khi tỷ lệ xóa nợ hàng năm giảm 4 điểm cơ bản svck xuống còn 4,75% trong 9T20.

Nâng khuyến nghị Khả quan và tăng giá mục tiêu lên 28.000 đồng/cp

Chúng tôi nâng dự phóng EPS 6,1% – 17,9% cho giai đoạn 2020-2022 nhờ tăng trưởng tín dụng cao hơn và chi phí hoạt động giảm. Do đó, giá mục tiêu của chúng tôi tăng 12% đạt 28.000 đồng dựa trên phương pháp định giá thu nhập thặng dư (COE: 14,3%, LTG: 3,0%). Rủi ro giảm giá có thể đến từ việc tăng chi phí tín dụng nhiều hơn dự kiến. Động lực tăng giá bao gồm lợi suất tài sản tốt hơn dự kiến và tăng vốn thành công qua việc bán tối đa 49% sở hữu của VPB tại FE Credit cho các nhà đầu tư chiến lược với định giá cao hơn kỳ vọng.

Xem thêm báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY